Làng Xinchang, Thành Đô được biết tới với danh xưng “ngôi làng làm hương trầm số 1 ở tỉnh Tứ Xuyên” (Trung Quốc). Hầu như gia đình nào ở làng trên cũng đều biết làm hương trầm bằng cách thủ công vốn được lưu truyền từ nhiều thế hệ.Kể từ khi máy móc được đưa vào sản xuất, năng suất làm ra những nhang hương trầm đã tăng lên đáng kể. Một xưởng gồm 30 nhân công có thể làm ra khoảng 4 triệu nhang hương trầm.Tuy nhiên, nhiều công nhân vẫn thích làm hương trầm theo cách thủ công vốn có. Và trong mỗi dịp Tết đến xuân sang, nhà nhà trong làng đều tất bật làm hương để cung cấp cho thị trường. Không khí rộn ràng lan tỏa khắp làng Xinchang.Một công nhân lớn tuổi họ là Fu kể với phóng viên rằng, ông bắt đầu học làm hương theo cách truyền thông từ lúc 12 tuổi. Từ đó đến nay, ông Fu đã tích lũy 38 năm kinh nghiệm làm trong nghề này.Ông Fu thổ lộ rằng, quy trình làm hương trầm không hề quá khó khăn như nhiều người vẫn tưởng. Tuy nhiên, nó lại khá đơn điệu, khiến nhiều thanh niên trẻ tuổi không có hứng thú với nghề truyền thống này nữa.Các công nhân đang tập trung làm việc.Những nguyên liệu thô làm ra hương trầm bao gồm tre, mùn cưa, bột cây long não và thuốc nhuộm. Sau quy trình nhuộm, các que tre sẽ được đem ra phơi khô.Các que hương khổng lồ khô sẽ được ông Fu đem đi đóng gói.Những người làm thường dính nhiều bụi bẩn trong lúc làm.“Một người có thể làm được hơn 20.000 que hương mỗi ngày. Chúng tôi thường phải đứng suốt 10 tiếng đồng hồ và lặp đi lặp lại các công đoạn”, ông Fu nói.Hai công nhân kéo xe chở những que hương trầm khổng lồ tới xưởng đóng gói.Cũng theo lời ông Fu, mỗi tháng họ kiếm được tầm hơn 2.000 NDT (gần 7 triệu đồng). Đó là một mức lương tạm ổn để trang trải cuộc sống ở quê nhà.“Khó khăn lớn nhất đối với một thợ làm hương trầm đó là làm việc trong môi trường bụi bẩn hàng ngày. Ngoài ra, người thợ cũng cần phải rất kiên nhẫn”, ông Fu bộc bạch.Là một công việc nặng nhọc nên thanh niên không muốn làm. Ông Fu bảo rằng, con trai ông cũng đang làm việc ở một thành phố khác.Công nhân đang đóng gói và dán bao bì lên những cây hương trầm trước khi tung ra thị trường Tết Nguyên đán 2015 phục vụ nhu cầu người dân.
Làng Xinchang, Thành Đô được biết tới với danh xưng “ngôi làng làm hương trầm số 1 ở tỉnh Tứ Xuyên” (Trung Quốc). Hầu như gia đình nào ở làng trên cũng đều biết làm hương trầm bằng cách thủ công vốn được lưu truyền từ nhiều thế hệ.
Kể từ khi máy móc được đưa vào sản xuất, năng suất làm ra những nhang hương trầm đã tăng lên đáng kể. Một xưởng gồm 30 nhân công có thể làm ra khoảng 4 triệu nhang hương trầm.
Tuy nhiên, nhiều công nhân vẫn thích làm hương trầm theo cách thủ công vốn có. Và trong mỗi dịp Tết đến xuân sang, nhà nhà trong làng đều tất bật làm hương để cung cấp cho thị trường. Không khí rộn ràng lan tỏa khắp làng Xinchang.
Một công nhân lớn tuổi họ là Fu kể với phóng viên rằng, ông bắt đầu học làm hương theo cách truyền thông từ lúc 12 tuổi. Từ đó đến nay, ông Fu đã tích lũy 38 năm kinh nghiệm làm trong nghề này.
Ông Fu thổ lộ rằng, quy trình làm hương trầm không hề quá khó khăn như nhiều người vẫn tưởng. Tuy nhiên, nó lại khá đơn điệu, khiến nhiều thanh niên trẻ tuổi không có hứng thú với nghề truyền thống này nữa.
Các công nhân đang tập trung làm việc.
Những nguyên liệu thô làm ra hương trầm bao gồm tre, mùn cưa, bột cây long não và thuốc nhuộm. Sau quy trình nhuộm, các que tre sẽ được đem ra phơi khô.
Các que hương khổng lồ khô sẽ được ông Fu đem đi đóng gói.
Những người làm thường dính nhiều bụi bẩn trong lúc làm.
“Một người có thể làm được hơn 20.000 que hương mỗi ngày. Chúng tôi thường phải đứng suốt 10 tiếng đồng hồ và lặp đi lặp lại các công đoạn”, ông Fu nói.
Hai công nhân kéo xe chở những que hương trầm khổng lồ tới xưởng đóng gói.
Cũng theo lời ông Fu, mỗi tháng họ kiếm được tầm hơn 2.000 NDT (gần 7 triệu đồng). Đó là một mức lương tạm ổn để trang trải cuộc sống ở quê nhà.
“Khó khăn lớn nhất đối với một thợ làm hương trầm đó là làm việc trong môi trường bụi bẩn hàng ngày. Ngoài ra, người thợ cũng cần phải rất kiên nhẫn”, ông Fu bộc bạch.
Là một công việc nặng nhọc nên thanh niên không muốn làm. Ông Fu bảo rằng, con trai ông cũng đang làm việc ở một thành phố khác.
Công nhân đang đóng gói và dán bao bì lên những cây hương trầm trước khi tung ra thị trường Tết Nguyên đán 2015 phục vụ nhu cầu người dân.