1. Cuộc chiến ở Afghanistan: Rõ ràng, ông Obama không phải là người đã khởi động cuộc chiến ở Afghanistan, tuy nhiên ông lại chưa có những biện pháp hiệu quả nhằm chấm dứt cuộc chiến đang dần nóng lên ở Afghanistan vào thời điểm ông nhận giải Nobel Hòa bình hồi năm 2009.
Ông Obama nói rằng, cuộc chiến Iraq lắng xuống thì tình hình ở Afghanistan bắt đầu nóng lên. Một tuần trước khi đến nhận giải Nobel đó, ông Obama thông báo về việc cử 33.000 binh sĩ tới Afghanistan để đánh bại phiến quân Taliban và giúp đào tạo lực lượng an ninh nước này. Những năm tiếp theo, cuộc chiến này trở nên đẫm máu.
2.Các cuộc không kích ở Libya: Sau Nghị quyết LHQ ký ngày 17/3/2011 (qua đó thiết lập lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Libya và ủy quyền cho cộng đồng quốc tế thiết lập khu vực cấm bay để bảo vệ dân thường), ông Obama và các đồng minh NATO đã nhanh chóng ra lệnh tiến hành các cuộc không kích nhằm đảo ngược tình thế cuộc nội chiến ở quốc gia Bắc Phi này. NATO đã thực hiện hơn 9.700 cuộc không kích và ném hơn 7.700 quả bom xuống Libya.Tuy nhiên, sau khi lật đổ được Tổng thống Gaddafi, đất nước Libya tiếp tục chìm sâu trong bất ổn giữa lực lượng Hồi giáo và chính quyền mới còn non kém. Vào tháng 8/2014, ông Obama thừa nhận, chính sách của ông đối với Libya là một thấy bại. 3.Các cuộc không kích bằng UAV ở Yemen và Pakistan: Kể từ khi Mỹ bắt đầu tấn công các phần tử phiến quân Yemen hồi năm 2002. Tổng thống Obama đã chỉ thị tiến hành 15 cuộc không kích bằng máy bay và 101 cuộc không kích bằng UAV. Theo thống kê của trang New America.net, khoảng 1.073 người đã thiệt mạng trong các vụ không kích đó. Bức ảnh do trang tin trên thực hiện chỉ ra các địa điểm ở Yemen hứng chịu các đợt không kích UAV. Không giống như ở Yemen, các cuộc không kích UAV ở Pakistan đã xảy ra từ khá lâu trước khi ông Obama lên nắm quyền. Theo một báo cáo, trong khoảng tháng 6/2004 tới giữa tháng 9/2012, khoảng 2.562 - 3.325 người dân Pakistan đã thiệt mạng trong các cuộc không kích bằng UAV. Ảnh trên cho thấy các điểm bị UAV Mỹ không kích ở Pakistan. Giữa 2004-2007, chỉ 10 cuộc không kích UAV được thực hiện ở Pakistan. Sang năm tiếp theo là 36 vụ, còn năm 2009 là 54 vụ. Trong ảnh, mọi người đứng xem hiện trường xe ô tô bị cháy rụi trong một vụ không kích UAV trên con đường chạy giữa hai huyện ở tỉnh Lahj, Pakistan. Tuy nhiên, năm 2010 là năm đẫm máu nhất và ghi nhận nhiều vụ tấn công bằng UAV với 122 vụ và 849 người thiệt mạng. Sau khi nhận nhiều sự chỉ trích từ trong nước và quốc tế, vào tháng 5/2013, Tổng thống Obama quyết định chuyển gia quyền điều hành chiến dịch quân sự ở Pakistan của họ từ CIA sang cho Lầu Năm Góc. 4.Vào tháng 2/2013, bản danh sách các công dân Mỹ sinh sống ở nước ngoài bị chính quyền Washington tiêu diệt đã bị rò rỉ. Theo tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ này, Nhà Trắng có thể tiêu diệt các công dân Mỹ, những người nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong mạng lưới khủng bố Al-Qaeda hay lực lượng leien kết bất chấp họ không dính vào bất cứ âm mưu tấn công nào vào nước Mỹ cả. Vụ việc này gây tranh cãi suốt một thời gian sau đó. 5.Mỹ tiếp tục vạch các đường giới hạn: Tổng thống Obama đã vạch một đường giới hạn xoay quanh vấn đề chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học, qua đó thúc đẩy cộng đồng quốc tế trừng phạt Damascus thông qua các cuộc tấn công quân sự kể từ sau vụ Ghouta ngày 21/8. Sau sự ngần ngại của Anh trước các cuộc không kích, Moscow và Washington đã đi đến ký thỏa thuận lịch sử mà qua đó Damascus từ bỏ các kho dự trữ vũ khí hóa học của họ.
1. Cuộc chiến ở Afghanistan: Rõ ràng, ông Obama không phải là người đã khởi động cuộc chiến ở Afghanistan, tuy nhiên ông lại chưa có những biện pháp hiệu quả nhằm chấm dứt cuộc chiến đang dần nóng lên ở Afghanistan vào thời điểm ông nhận giải Nobel Hòa bình hồi năm 2009.
Ông Obama nói rằng, cuộc chiến Iraq lắng xuống thì tình hình ở Afghanistan bắt đầu nóng lên. Một tuần trước khi đến nhận giải Nobel đó, ông Obama thông báo về việc cử 33.000 binh sĩ tới Afghanistan để đánh bại phiến quân Taliban và giúp đào tạo lực lượng an ninh nước này. Những năm tiếp theo, cuộc chiến này trở nên đẫm máu.
2.Các cuộc không kích ở Libya: Sau Nghị quyết LHQ ký ngày 17/3/2011 (qua đó thiết lập lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Libya và ủy quyền cho cộng đồng quốc tế thiết lập khu vực cấm bay để bảo vệ dân thường), ông Obama và các đồng minh NATO đã nhanh chóng ra lệnh tiến hành các cuộc không kích nhằm đảo ngược tình thế cuộc nội chiến ở quốc gia Bắc Phi này. NATO đã thực hiện hơn 9.700 cuộc không kích và ném hơn 7.700 quả bom xuống Libya.
Tuy nhiên, sau khi lật đổ được Tổng thống Gaddafi, đất nước Libya tiếp tục chìm sâu trong bất ổn giữa lực lượng Hồi giáo và chính quyền mới còn non kém. Vào tháng 8/2014, ông Obama thừa nhận, chính sách của ông đối với Libya là một thấy bại.
3.Các cuộc không kích bằng UAV ở Yemen và Pakistan: Kể từ khi Mỹ bắt đầu tấn công các phần tử phiến quân Yemen hồi năm 2002. Tổng thống Obama đã chỉ thị tiến hành 15 cuộc không kích bằng máy bay và 101 cuộc không kích bằng UAV. Theo thống kê của trang New America.net, khoảng 1.073 người đã thiệt mạng trong các vụ không kích đó. Bức ảnh do trang tin trên thực hiện chỉ ra các địa điểm ở Yemen hứng chịu các đợt không kích UAV.
Không giống như ở Yemen, các cuộc không kích UAV ở Pakistan đã xảy ra từ khá lâu trước khi ông Obama lên nắm quyền. Theo một báo cáo, trong khoảng tháng 6/2004 tới giữa tháng 9/2012, khoảng 2.562 - 3.325 người dân Pakistan đã thiệt mạng trong các cuộc không kích bằng UAV. Ảnh trên cho thấy các điểm bị UAV Mỹ không kích ở Pakistan.
Giữa 2004-2007, chỉ 10 cuộc không kích UAV được thực hiện ở Pakistan. Sang năm tiếp theo là 36 vụ, còn năm 2009 là 54 vụ. Trong ảnh, mọi người đứng xem hiện trường xe ô tô bị cháy rụi trong một vụ không kích UAV trên con đường chạy giữa hai huyện ở tỉnh Lahj, Pakistan.
Tuy nhiên, năm 2010 là năm đẫm máu nhất và ghi nhận nhiều vụ tấn công bằng UAV với 122 vụ và 849 người thiệt mạng. Sau khi nhận nhiều sự chỉ trích từ trong nước và quốc tế, vào tháng 5/2013, Tổng thống Obama quyết định chuyển gia quyền điều hành chiến dịch quân sự ở Pakistan của họ từ CIA sang cho Lầu Năm Góc.
4.Vào tháng 2/2013, bản danh sách các công dân Mỹ sinh sống ở nước ngoài bị chính quyền Washington tiêu diệt đã bị rò rỉ. Theo tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ này, Nhà Trắng có thể tiêu diệt các công dân Mỹ, những người nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong mạng lưới khủng bố Al-Qaeda hay lực lượng leien kết bất chấp họ không dính vào bất cứ âm mưu tấn công nào vào nước Mỹ cả. Vụ việc này gây tranh cãi suốt một thời gian sau đó.
5.Mỹ tiếp tục vạch các đường giới hạn: Tổng thống Obama đã vạch một đường giới hạn xoay quanh vấn đề chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học, qua đó thúc đẩy cộng đồng quốc tế trừng phạt Damascus thông qua các cuộc tấn công quân sự kể từ sau vụ Ghouta ngày 21/8. Sau sự ngần ngại của Anh trước các cuộc không kích, Moscow và Washington đã đi đến ký thỏa thuận lịch sử mà qua đó Damascus từ bỏ các kho dự trữ vũ khí hóa học của họ.