Diễn viên Thương Tín ngày trẻ. Ảnh: VTC
Sự nghiệp phim ảnh của Thương Tín cũng thành công. Năm 1979, Thương Tín đóng vai chính trong “Nắng đỏ”. Sau đó, ông vào vai thiếu tá Vọng trong “Ván bài lật ngửa”, Sáu Tâm trong “Biệt động Sài Gòn”, Tám Thương trong “Chiến trường chia nửa vầng trăng”.
Gia tài phim ảnh của Thương Tín lên đến hơn 200 bộ phim gồm: “Bài ca không quên”, “Tiếng đàn”, “Chiếc vòng bạc”, “Vụ án hồ con rùa”, “Tình và hận”, “Hoàng đế ngủ lề đường”, “Dòng sông hoa trắng”, “Ám ảnh”, “Săn bắt cướp”...
Thương Tín có khả năng diễn xuất đa dạng. Khi vào vai chính diện, ông lột tả được sự chính trực. Trong khi đó, với vai diễn phản diện, Thương Tín thể hiện thành công nhân vật qua ánh mắt giận dữ, nụ cười nhếch mép.
Vào thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, Thương Tín chạy show cả ngày, sáng đóng một phim, trưa đóng một phim, chiều lại đóng phim khác. Nhiều đạo diễn chờ ông cho bằng được, thậm chí không ít đạo diễn không ưa Thương Tín vẫn đưa ra đề nghị đóng phim.
Năm 1991, Thương Tín được Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là diễn viên đóng nhiều phim nhất trong năm (12 bộ phim). Sáu Tâm của “Biệt động Sài Gòn” từng tiết lộ, cát-sê đóng phim của ông được trả tương đương với 1 chỉ vàng.
Theo An ninh thế giới online, Thương Tín từng có lượng người hâm mộ đông đảo. Có lần ra ông Hải Phòng tham dự liên hoan phim toàn quốc, khán giả chặn ông lại, xé áo làm kỷ niệm.
Thương Tín lý giải việc được yêu mến: “Khán giả thương tôi vì thời gian đó tôi đảm nhận hầu hết các vai chính trong các bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng sau ngày giải phóng miền Nam. Hơn nữa, tôi có sắc vóc và sự hóa thân đa dạng ở các vai diễn”.Thương Tín trên màn ảnh. Ảnh: Petrotimes
Thương Tín có cuộc sống giàu sang nhưng vì mải mê rong chơi, không biết giữ mình nên đánh mất ánh hào quang, rơi vào túng thiếu khi về già. Trong cuộc phỏng vấn với Zing năm 2020, ông kể cuộc sống vất vả ở tuổi ngoài 60.
Nam diễn viên cho biết, ông ở trọ một mình trong căn phòng chưa đầy 20m2 trong khi vợ và con gái sống ở Phan Rang. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên ông không có phim nào để đóng. Nhiều lúc Thương Tín chấp nhận đi hát đám cưới ở tỉnh xa, cát-sê vài triệu đồng.
Nam diễn viên tiết lộ, sức khỏe yếu, chân tay đau nhức nhưng không có tiền để đi khám bệnh. Ngoài ra vì áp lực kinh tế, Thương Tín mất ngủ triền miên.Xem video "Thương Tín hội ngộ dàn diễn viên phim Biệt động Sài Gòn sau 33 năm xa cách". Nguồn VieTalents
Diễn viên Thương Tín ngày trẻ. Ảnh: VTC
Sự nghiệp phim ảnh của Thương Tín cũng thành công. Năm 1979, Thương Tín đóng vai chính trong “Nắng đỏ”. Sau đó, ông vào vai thiếu tá Vọng trong “Ván bài lật ngửa”, Sáu Tâm trong “Biệt động Sài Gòn”, Tám Thương trong “Chiến trường chia nửa vầng trăng”.
Gia tài phim ảnh của Thương Tín lên đến hơn 200 bộ phim gồm: “Bài ca không quên”, “Tiếng đàn”, “Chiếc vòng bạc”, “Vụ án hồ con rùa”, “Tình và hận”, “Hoàng đế ngủ lề đường”, “Dòng sông hoa trắng”, “Ám ảnh”, “Săn bắt cướp”...
Thương Tín có khả năng diễn xuất đa dạng. Khi vào vai chính diện, ông lột tả được sự chính trực. Trong khi đó, với vai diễn phản diện, Thương Tín thể hiện thành công nhân vật qua ánh mắt giận dữ, nụ cười nhếch mép.
Vào thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, Thương Tín chạy show cả ngày, sáng đóng một phim, trưa đóng một phim, chiều lại đóng phim khác. Nhiều đạo diễn chờ ông cho bằng được, thậm chí không ít đạo diễn không ưa Thương Tín vẫn đưa ra đề nghị đóng phim.
Năm 1991, Thương Tín được Kỷ lục Việt Nam ghi nhận là diễn viên đóng nhiều phim nhất trong năm (12 bộ phim). Sáu Tâm của “Biệt động Sài Gòn” từng tiết lộ, cát-sê đóng phim của ông được trả tương đương với 1 chỉ vàng.
Theo An ninh thế giới online, Thương Tín từng có lượng người hâm mộ đông đảo. Có lần ra ông Hải Phòng tham dự liên hoan phim toàn quốc, khán giả chặn ông lại, xé áo làm kỷ niệm.
Thương Tín lý giải việc được yêu mến: “Khán giả thương tôi vì thời gian đó tôi đảm nhận hầu hết các vai chính trong các bộ phim kinh điển của điện ảnh cách mạng sau ngày giải phóng miền Nam. Hơn nữa, tôi có sắc vóc và sự hóa thân đa dạng ở các vai diễn”.
Thương Tín trên màn ảnh. Ảnh: Petrotimes
Thương Tín có cuộc sống giàu sang nhưng vì mải mê rong chơi, không biết giữ mình nên đánh mất ánh hào quang, rơi vào túng thiếu khi về già. Trong cuộc phỏng vấn với Zing năm 2020, ông kể cuộc sống vất vả ở tuổi ngoài 60.
Nam diễn viên cho biết, ông ở trọ một mình trong căn phòng chưa đầy 20m2 trong khi vợ và con gái sống ở Phan Rang. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên ông không có phim nào để đóng. Nhiều lúc Thương Tín chấp nhận đi hát đám cưới ở tỉnh xa, cát-sê vài triệu đồng.
Nam diễn viên tiết lộ, sức khỏe yếu, chân tay đau nhức nhưng không có tiền để đi khám bệnh. Ngoài ra vì áp lực kinh tế, Thương Tín mất ngủ triền miên.
Xem video "Thương Tín hội ngộ dàn diễn viên phim Biệt động Sài Gòn sau 33 năm xa cách". Nguồn VieTalents