Nhiều nghệ sĩ bênh Tùng Dương vụ “đắm đuối Bolero là thụt lùi“

Google News

Sau khi Tùng Dương bị ném đá vì nói "già trẻ, lớn bé đắm đuối Bolero đúng là sự thụt lùi", một số nghệ sĩ tên tuổi đã lên tiếng bảo vệ anh.

Ngày 21/8, nam ca sĩ Tùng Dương khiến người yêu nhạc Việt bất ngờ với chia sẻ: "Già trẻ lớn bé đắm đuối nhạc Bolero đúng là sự thụt lùi". Ngay lập tức, sự việc này trở thành đề tài gây tranh cãi cả trong và ngoài giới nghệ. Người bênh, kẻ mỉa mai phản đối.
Tuy nhiên, nếu đọc kỹ bài phỏng vấn Tùng Dương trong buổi họp báo ra mắt liveshow của anh hôm 21/8 sẽ thấy một sự thật là Tùng Dương không thể hiện thái độ chê bai dòng nhạc Bolero: "Tôi muốn nói rõ một lần nữa là Bolero chỉ mang tính hoài niệm, không mang tính chất sáng tạo, phát triển nền âm nhạc. Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối với Bolero thì đúng là một sự thụt lùi.
Chúng ta đồng ý rằng, Bolero là kỷ niệm, là dòng nhạc có sức sống bền bỉ, không ai được phép bài bác hay khinh bỏ. Thực tế âm nhạc cho thấy nhiều khi giá trị mới lại không có sức hút bằng những điều cũ, cái đó chúng ta phải công nhận".
Nhieu nghe si benh Tung Duong vu “dam duoi Bolero la thut lui“
Tùng Dương có chia sẻ thẳng thắn về chuyện "nhà nhà Bolero, người người hát Bolero". 
>>>> Mời quý độc giả xem clip Tùng Dương trình diễn ca khúc "Mẹ tôi" trong Bài hát yêu thích tháng 1/2015 (Nguồn: VTV Go):
Sau đó, giọng ca "Ôi quê tôi" lại chia sẻ: "Nhưng thử hỏi xem nếu tất cả ca sĩ nhạc nhẹ đều chuyển sang hát Bolero để đắt show, để dễ kiếm tiền thì âm nhạc sẽ như thế nào. Với ai tôi không biết, nhưng với những người sáng tạo như tôi, anh Quốc Trung, anh Lê Minh Sơn, chúng tôi sẽ không từ bỏ công việc của mình. Tâm trí của chúng tôi là luôn cầy xới những mảnh đất mới".
Ở đây quan điểm của Tùng Dương rất rõ ràng như cá tính thẳng thắn vốn có của nam ca sĩ. Nhiều năm trước, khi nói về dòng nhạc Bolero, giọng ca Hà thành vẫn có góc nhìn như vậy. Tuy nhiên, câu nói "già trẻ lớn bé đắm đuối nhạc Bolero đúng là sự thụt lùi" lại khơi mào cho cuộc tranh cãi mới.
Nhieu nghe si benh Tung Duong vu “dam duoi Bolero la thut lui“-Hinh-2
NSND Trung Kiên cho rằng nên không nên phát triển mạnh dòng nhạc Bolero". 
Mới đây nhất, NSND Trung Kiên cũng thẳng thắn nói: "Thật sự tôi cũng không hiểu tại sao lại gọi đó là Bolero. Theo tôi đấy là một biến tướng của nhạc vàng, loại nhạc có thời kỳ nước ta phải hạn chế vì nó mang lại những tình cảm ủy mị.
Không phải cái ủy mị trong sáng, mà là một thứ ủy mị vàng vọt. Tôi không thích. Là người giảng dạy và tổ chức nhiều chương trình, tôi không nói như Tùng Dương rằng nó làm đẩy lùi nền âm nhạc.
Nhưng tôi thấy nó có cản trở quan điểm của khán giả, làm lệch quan điểm của một số thanh niên. Tôi không ủng hộ và thực ra tôi nghĩ cũng không nên phát triển mạnh nó".
Còn đạo diễn âm nhạc Lê Việt Hương còn có ý kiến thẳng thắn về vấn đề này trên trang cá nhân. Nữ đạo diễn của Ban Văn Nghệ đài Truyền hình Việt Nam nói: "Vườn hoa âm nhạc có đủ loại, mỗi loại có một giá trị khác nhau và nó lại còn phụ thuộc vào sở thích riêng của mỗi khán giả và từng giai đoạn, từng thời điểm của cá nhân đó, lúc buồn, lúc vui. Mình làm đạo diễn mình không chê loại nào cả nhưng những lúc riêng tư một mình mình lại thích nghe nhạc không lời và đôi ba bài nhạc xưa, đó là sở thích cá nhân".
Liên quan đến phát ngôn của Tùng Dương, đạo diễn Việt Hương nhìn nhận: "Việc lùm xùm vừa qua theo tôi nghĩ nói đi thì nhẹ, nói lại thì nặng. Chúng ta hãy nhìn theo cái tích cực đừng suy diễn. Có thể Tùng Dương nói câu nói đó về Bolero với tôi thì tôi hiểu Tùng Dương không có ý chê bai ai đó hay dòng nhạc Bolero đâu, ý của bạn đó nói nếu cái gì cũng quá đà thái quá thì không hay mà thôi. Chỉ vì một câu nói hơi hớ một tý mà tự nhiên một số người yêu Bolero đổ xô vào chê bai giọng hát của Dương như thế có nên hay không?".
Nhieu nghe si benh Tung Duong vu “dam duoi Bolero la thut lui“-Hinh-3
 Đạo diễn Việt Hương cũng có ý kiến về câu chuyện của Tùng Dương.
Đạo diễn Việt Hương cũng thừa nhận bản thân cũng là người yêu và thích hát dòng nhạc Bolero. Chị cho biết đã có lúc chị cầm đàn và hát. Nhưng như vậy không có nghĩa là chị "ném đá" hay "tẩy chay" Tùng Dương: "Điều tôi quí bạn ấy hơn nữa là bạn ấy hát được tất cả các thể loại, một khi bạn ấy đã chọn và cất tiếng hát lên đều làm rất nhiều trái tim rung động, kể cả Bolero thì Tùng Dương hát cũng hay lắm. Còn Tùng Dương chọn cho mình con đường riêng và Dương hay hát thể loại nhạc nào thì phụ thuộc vào từng giai đoạn của Tùng Dương mà thôi.
Một điều tôi nể ca sĩ Tùng Dương thêm nữa phần lớn ca sĩ lên sân khấu hát những bài mà khán giả muốn nghe để chiều lòng khán giả. Nhưng Tùng Dương là một trong những số ít ca sĩ là thích hát những gì mình muốn hát trên sân khấu, những cái lạ hoắc xong anh đã làm rung động không ít trái tim người yêu nhạc thì điều đó không dễ, không phải ai cũng làm được.
Nên thôi chúng ta đừng nói chỉ trích nhau nữa . Ai thích hát hay nghe hát thể loại gì thì cứ tìm thể loại mà mình thích mà nghe, đừng nói xấu nhau làm gì tổn thương nhau".
Trước cơn bão nhà nhà làm Bolero, người người thi hát Bolero, thì về lâu về dài nói như Tùng Dương, cũng có những bất cập. Bởi như ý của anh, âm nhạc hay bất cứ lĩnh vực nào đều cần có sự sáng tạo. Những thứ dựa dẫm vào cái cũ, cái đã dựng trước thì tất cả đều không thể phát triển được.
Chính ca sĩ Hồng Nhung được gắn với danh ca của dòng nhạc nhẹ đã buộc mình phải "thoát xác" trăn trở và thay đổi bản thân mình. Năm 2012, Album "Vòng tròn" của cô ra mắt trong sự ngỡ ngàng của khán giả. Đây không phải là dòng nhạc sở trường của cô, "Vòng tròn" thể nghiệm trên nền nhạc electronic rất kén người nghe nhưng Hồng Nhung vẫn muốn thử sức để làm cái mới.
Hay như ca sĩ Mỹ Linh cũng gắn tên mình với những bản nhạc Pop Ballad ngọt ngào nhưng cô vẫn luôn khao khát cùng "Chat với Mozart" trên nền nhạc R&B. Đó là một sự táo bạo của ca sĩ Mỹ Linh khiến người trong giới đánh giá rất cao sự bứt phá của nữ ca sĩ tóc ngắn.
Và như nhạc sĩ Quốc Trung chia sẻ việc nghệ sĩ trẻ chọn Bolero mà không trải nghiệm các dòng nhạc đương đại khác, anh cho rằng đó là sự lười biếng. "Đó là làm màu, lười sáng tạo, chộp giật. Không phải họ không đủ trải nghiệm mà đời sống ngày nay làm sao có thể có những trải nghiệm giống như xưa được. Muốn họ hiểu cần hiểu họ và cần cả sự tin tưởng và tôn trọng họ. Truyền thống của chúng ta vẫn còn nhiều sự áp đặt và tạo ảnh hưởng, chưa chuyển giao và tạo bệ phóng cho lớp trẻ. Đó chính là biểu hiện rõ nhất", nhạc sĩ Quốc Trung thẳng thắn.
Theo Đỗ Quyên/ Giadinhnet

>> xem thêm

Bình luận(0)