Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ nói gì về tranh luận “nảy lửa” ở Đại hội

Google News

Ngay khi nhận nhiệm vụ mới là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã có cuộc chia sẻ khá cởi mở.

Chị có bất ngờ khi tên mình trúng cử Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, trong khi ban đầu tên chị không ở trong danh sách 17 người đề cử gửi lên cấp trên? Cảm xúc của chị ra sao khi biết mình trúng cử với 100% số phiếu?
- Trước ngày Đại hội được diễn ra vào hôm nay, thì Hội Nhà văn Hà Nội đã có hai cuộc Đại hội cơ sở, bầu cử được 33 ứng cử viên để bầu vào ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội.
Về nguyên tắc một Đại hội thì danh sách ứng viên vào ban chấp hành bao giờ cũng có hai danh sách. Một danh sách từ cuộc bầu cử tại Đại hội cơ sở và một danh sách từ ban chấp hành. Tên tôi đã có trong danh sách từ hai cuộc Đại hội cơ sở nên sẽ không có trong danh sách các hội viên ứng cử từ ban chấp hành. Đấy là lý do vì sao tôi không có tên trong 17 người kia.
Nha van Nguyen Thi Thu Hue noi gi ve tranh luan “nay lua” o Dai hoi
 
Còn bạn hỏi cảm xúc của tôi như thế nào khi nhận được 100% phiếu bầu cho mình. Khi tôi biết tin, tôi rất vui và xúc động vì nhận được 100% phiếu tín nhiệm cũng như sự yêu mến từ tất cả hội viên. Thực sự tôi rất cảm ơn tất cả các hội viên của Hội Nhà văn Hà Nội đã tin tưởng tôi. Vì vậy mà ngay lập trong đầu tôi nghĩ đến trách nhiệm mà mình gánh vác. Tôi đã nhẩm tính trong đầu những mục, đầu việc để cùng các anh, các chị trong ban chấp hành bàn bạc để triển khai.
Chị nghĩ sao khi có nhiều ý kiến cho rằng, ban chấp hành cũ điều hành không tốt, nhập nhèm khi công bố danh sách 17 người được chọn ra từ ban chấp hành mà không công bố danh sách 33 người được bầu cử từ hai đại hội cơ sở trước đó?
- Ban chấp hành cũ quá ít người, chỉ có 6 người, trong đó một người đã mất, một người xin rút khỏi ban chấp hành, đó là anh Phạm Xuân Nguyên. Công việc quá nhiều, trong khi chỉ có 4 người, hơn nữa các anh là đàn ông nên việc lớn có thể bao quát hết được nhưng việc nhỏ thì có thể sẽ bị lại lướt qua, tôi nghĩ cũng là điều hết sức bình thường.
Nếu như để nguyên 33 người để bầu chọn ra 11 người tôi nghĩ là sẽ loạn, không tập trung và khó bầu cử hơn vì số lượng ứng cử quá đông. Tuy nhiên không thể không nói, ở đây có thể có một chút nào đó cách làm việc đã khiến cho một số hội viên không thoải mái, khi không thoải mái thì họ sẽ phản ứng.
Một phần, có lẽ thời gian quá dài, gần 7 năm không được đại hội, cộng những chuyện lình xình trước đó khiến cho tâm trạng của các hội viên khi đi đại hội đã không được thoải mái nên có chút tranh luận như vậy.
Tôi cũng đã dự rất nhiều các đại hội khác nhau từ Đại hội điện ảnh đến các Đại hội Nhà văn Việt Nam hay các đại hội khác thì thấy rằng, tranh luận xảy ra tại các đại hội còn kinh khủng hơn. Còn như ở Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội này không phải quá gay gắt. Tôi thấy Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội vẫn rất thành công và có được kết quả tốt đẹp.
Nha van Nguyen Thi Thu Hue noi gi ve tranh luan “nay lua” o Dai hoi-Hinh-2
Ban chấp hành khóa mới của Hội Nhà văn Hà Nội ra mắt các hội viên. Ảnh: Thanh Hà 
Chị nghĩ như thế nào về các thành phần tham gia ban chấp hành khóa mới năm nay?
- Tôi mừng là ban chấp hành lần này có 8 người cả nam lẫn nữ, tuy nhiên rất tiếc là thiếu một nhà lý luận phê bình. Nếu có thể sau khi ổn định ban chấp hành, chúng tôi cũng muốn bổ sung, xin thêm một người bên lý luận phê bình.
Tôi nghĩ với 8 người trong ban chấp hành thì sẽ phát huy được vai trò dân chủ cao nhất. Đặc biệt là tôn trọng sự khác biệt. Bởi với nhà văn nói riêng và văn nghệ sĩ nói chung, sự khác biệt sẽ tạo nên những tác phẩm lớn.
Khi mình tôn trọng sự khác biệt thì việc phân quyền trong ban chấp hành, từng ủy viên ban chấp hành, từng Phó Chủ tịch sẽ chịu trách nhiệm với mảng của mình và tôn trọng công việc mà họ đã phụ trách.
Nha van Nguyen Thi Thu Hue noi gi ve tranh luan “nay lua” o Dai hoi-Hinh-3
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, tân Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội trả lời báo chí ngày 9.8 tại Hà Nội. 
Tôi cũng mừng tại Đại hội lần này quy chế bầu cử đã linh hoạt hơn. Trước kia Đại hội chỉ cho phép trong 11 người thì sẽ chỉ được bầu lên 3. Nhưng Đại hội lần này, 11 người đã bầu lên 4 người trong đó có một Chủ tịch và 3 Phó Chủ tịch. Tôi chính là người đã lên tiếng nói cần phải thêm một Phó Chủ tịch nữa mới đủ gánh vác được công việc tại Hội Nhà văn Hà Nội. Bởi phạm vi hoạt động của Hội bây giờ khá rộng, số lượng hội viên đông hơn trước.
Thưa chị, có một vài hội viên Hội Nhà văn Hà Nội cho rằng, hoạt động của hội từ trước tới nay không khác gì hoạt động của các cụ hưu trí, bởi tỷ lệ tuổi trên 60 của các hội viên chiếm hơi nhiều trong khi tuổi các hội viên trẻ thì quá ít. Chị nghĩ như thế nào về đánh giá này?
- Ban chấp hành khóa mới này sẽ có trách nhiệm tìm tới các nhà văn trẻ và mời họ tham gia vào hội. Bởi các nhà văn trẻ họ sáng tác, cách nhìn nhận mới mẻ. Họ có các góc nhìn nhận, tiếp cận với tác phẩm rất mới mà không nhất thiết là chỉ ngồi viết. Họ có thể tiếp cận tác phẩm thông qua hình ảnh, facebook, qua những tản văn…
Những nhà văn trẻ này là những người đã đến gần với công chúng, tiếp cận gần hơn với độc giả. Vì vậy ban chấp hành mới sẽ đến gặp và mời họ tham gia thay vì ngồi đợi họ đến nộp đơn tham gia vào Hội. Có như vậy chúng ta mới tăng thêm đội trẻ hóa được đội ngũ hội viên Hội nhà văn Hà Nội. Tôi cho là vậy.
Tiếp đến ban chấp hành khóa mới này là sẽ mời các hội đồng. Từ hội đồng các mảng như thơ, văn, phê bình…sẽ nắm bắt những ai đang nổi tiếng ở bên ngoài, có những tác phẩm hay được công chúng, dư luận đánh giá cao chất lượng thì sẽ đến và mời họ tham gia vào Hội Nhà văn Hà Nội.
Thứ hai, các nhà văn lớn tuổi sẽ vẫn sáng tác. Tôi định sẽ mời các nhà văn lớn tuổi hiên đang có các đề cương đi đến các trại sáng tác để hoàn thiện tác phẩm của mình.
Nếu như có những các nhà văn nào viết xong tác phẩm mà lại viết bằng tay thì tôi sẽ đến nói chuyện với nhà văn đó để mang các tác phẩm đó đi đánh máy, đồng thời sẽ đăng ký bản quyền và xuất bản tác phẩm đó cho nhà văn đó luôn.
Xin cám ơn chị!
Theo Thanh Hà/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)