Tham gia cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc cho Khánh Vân, Cao Văn Tường mang đến thiết kế “Việt Nam kiên cường” được lấy cảm hứng từ trang phục bảo hộ chống COVID-19. Trang phục gồm bộ đồ bảo hộ và áo dài trắng.Một tác phẩm khác của Cao Văn Tường là “Đất võ trời văn”. Trang phục lấy ý tưởng từ võ thuật lâu đời Tây Sơn, hát bội của Bình Định. Cao Văn Tường đã cách tân từ chiếc áo dài, đường nét của môn nghệ thuật hát bội vào bộ trang phục của võ thuật Tây Sơn, họa tiết rồng phụng, thêu, đính kết, tua rua.Bài thi “Thịnh vượng” của Lý Thái nhằm tôn vinh giá trị vật chất, tinh thần lao động phấn đấu để có cuộc sống sung túc hơn. Bên cạnh đó, hình ảnh Phật Di Lặc mang đến sự hạnh phúc và may mắn trong đời thường lẫn đời sống tâm linh. Ngoài ra, thiết kế còn lấy cảm hứng từ cô Minh Hiếu - nhân vật tạo ảnh hưởng lớn trong cộng đồng LGBT.“Áo dài tung lưới” của Nguyễn Thái Cường lấy ý tưởng từ văn hóa bắt cá mùa nước nổi ở miền Tây Nam Bộ.“Lạc Vân” của Võ Thanh Can sử dụng hình tượng loài chim nước quen thuộc, sải cánh bay trên Trống Đồng Đông Sơn và một số đồ đồng khác thuộc văn hóa khảo cổ Đông Sơn. Thiết kế vẫn giữ nguyên form dáng áo dài của Việt Nam, với phần tay ráp lăng và cổ cao truyền thống, được xử lý hiện đại hóa với chất liệu lưới trong suốt kết hợp cùng lụa tơ tằm tự nhiên.“Đi đường quyền” của Nguyễn Duy Gun lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống Việt Nam kết hợp với múa quyền, đi đường quyền hay còn gọi là đường lang quyền. Vàng đeo trên tay, trên cổ thể hiện sự giàu có và đúng chất miền Tây. Đồng thời hình ảnh 7 quyển sổ đất đại diện cho sự cần cù và số 7 cũng là số may mắn trong tâm thức con người. Tà sau là hình ảnh của cô Minh Hiếu.“Hồ Gươm” của Vũ Quốc Việt lấy ý tưởng từ sự tích Hồ Gươm.Phạm Hoài Nam mang đến thiết kế “Nàng Lam xứ Huế” với chiếc áo Nhật Bình - đặc trưng cho mệnh phụ ngày xưa, kết hợp cùng tà áo dài trắng nên thơ.“Tết Việt” của Nguyễn Phúc Hậu sử dụng ý tưởng ngày Tết cổ truyền Việt Nam.“I am Vân” của Nguyễn Văn Điền lấy ý tưởng từ những bức tranh vẽ về Sài Gòn nhằm giới thiệu về một thành phố năng động, hiếu khách và đó cũng là quê hương của Hoa hậu Khánh Vân. Mời quý độc giả xem video "Phút đăng quang của Hoa hậu Khánh Vân". Nguồn Youtube
Tham gia cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc cho Khánh Vân, Cao Văn Tường mang đến thiết kế “Việt Nam kiên cường” được lấy cảm hứng từ trang phục bảo hộ chống COVID-19. Trang phục gồm bộ đồ bảo hộ và áo dài trắng.
Một tác phẩm khác của Cao Văn Tường là “Đất võ trời văn”. Trang phục lấy ý tưởng từ võ thuật lâu đời Tây Sơn, hát bội của Bình Định. Cao Văn Tường đã cách tân từ chiếc áo dài, đường nét của môn nghệ thuật hát bội vào bộ trang phục của võ thuật Tây Sơn, họa tiết rồng phụng, thêu, đính kết, tua rua.
Bài thi “Thịnh vượng” của Lý Thái nhằm tôn vinh giá trị vật chất, tinh thần lao động phấn đấu để có cuộc sống sung túc hơn. Bên cạnh đó, hình ảnh Phật Di Lặc mang đến sự hạnh phúc và may mắn trong đời thường lẫn đời sống tâm linh. Ngoài ra, thiết kế còn lấy cảm hứng từ cô Minh Hiếu - nhân vật tạo ảnh hưởng lớn trong cộng đồng LGBT.
“Áo dài tung lưới” của Nguyễn Thái Cường lấy ý tưởng từ văn hóa bắt cá mùa nước nổi ở miền Tây Nam Bộ.
“Lạc Vân” của Võ Thanh Can sử dụng hình tượng loài chim nước quen thuộc, sải cánh bay trên Trống Đồng Đông Sơn và một số đồ đồng khác thuộc văn hóa khảo cổ Đông Sơn. Thiết kế vẫn giữ nguyên form dáng áo dài của Việt Nam, với phần tay ráp lăng và cổ cao truyền thống, được xử lý hiện đại hóa với chất liệu lưới trong suốt kết hợp cùng lụa tơ tằm tự nhiên.
“Đi đường quyền” của Nguyễn Duy Gun lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống Việt Nam kết hợp với múa quyền, đi đường quyền hay còn gọi là đường lang quyền. Vàng đeo trên tay, trên cổ thể hiện sự giàu có và đúng chất miền Tây. Đồng thời hình ảnh 7 quyển sổ đất đại diện cho sự cần cù và số 7 cũng là số may mắn trong tâm thức con người. Tà sau là hình ảnh của cô Minh Hiếu.
“Hồ Gươm” của Vũ Quốc Việt lấy ý tưởng từ sự tích Hồ Gươm.
Phạm Hoài Nam mang đến thiết kế “Nàng Lam xứ Huế” với chiếc áo Nhật Bình - đặc trưng cho mệnh phụ ngày xưa, kết hợp cùng tà áo dài trắng nên thơ.
“Tết Việt” của Nguyễn Phúc Hậu sử dụng ý tưởng ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
“I am Vân” của Nguyễn Văn Điền lấy ý tưởng từ những bức tranh vẽ về Sài Gòn nhằm giới thiệu về một thành phố năng động, hiếu khách và đó cũng là quê hương của Hoa hậu Khánh Vân.
Mời quý độc giả xem video "Phút đăng quang của Hoa hậu Khánh Vân". Nguồn Youtube