“Thượng đế cho tôi được sống, tôi không dám chết một cách tùy tiện. Thượng đế cho tôi được nhắm mắt, tôi quyết không cố để giành giật sự sống”.Người đàn bà đẹp nổi tiếng Tống Mỹ Linh đã sống qua ba thế kỷ. Cuộc đời bà trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Bà mất vào ngày 24/10/2003, thọ tới 106 tuổi.
Một con người đã ra đi, một cuộc đời với đủ đầy vinh hoa, phú quý, sóng gió rồi cũng khép lại, nhưng những bí ẩn về cuộc đời của người đàn bà thép Tống Mỹ Linh vẫn luôn là đề tài hấp dẫn với hậu thế. Một trong những bí ẩn lớn nhất về cuộc đời bà là vì sao không muốn quay về Đài Loan hợp táng cùng Tưởng Giới Thạch? Trước sinh nhật lần thứ 106, do tình hình sức khỏe của mỹ nhân họ Tống đã rất xấu, nên lúc này có rất nhiều thông tin về chuyện hậu sự của bà phát tán ra ngoài.
Những thông tin này chưa hề được chứng thực, nhưng có một điểm đã được khẳng định, đó là bà hy vọng sau khi qua đời sẽ không về Đài Loan an táng. Vì sao người phụ nữ tài sắc một thời, người phụ nữ có mối tình và cuộc hôn nhân đình đám thiên hạ với Tưởng Giới Thạch lại đưa ra yêu cầu kỳ lạ đến vậy? Về việc này, dư luận có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, người sùng đạo Cơ đốc như Tống Mỹ Linh trước đây từng chia sẻ, tất cả đều giao cho Thượng đế, thân này về sau sẽ không hợp táng cùng Tưởng Giới Thạch tại Đài Loan.
Không ai biết vì sao bà lại có quan điểm kiên quyết như vậy, nhưng có nhà phân tích cho rằng, Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc sau khi qua đời vẫn chưa hạ táng, có thể liên quan tới việc Tưởng Giới Thạch luôn mong mỏi “lá rụng về cội”, tức trở về đại lục.
Tưởng Vĩ Quốc từng chia sẻ, khi còn sống, Tưởng Giới Thạch đã chọn ra ba điểm là Tử Kim Sơn, Phương Sơn, Tứ Minh Sơn ở Nam Kinh. Tưởng Kinh Quốc thì hy vọng được an táng bên cạnh mộ phần của mẹ tại Phụng Hóa, Chiết Giang.
Khi ấy, Tưởng Hiếu Dũng được xem là người phát ngôn hợp pháp duy nhất đời thứ ba của gia tộc họ Tưởng đã tuyên bố thẳng thắn rằng, di dời linh cốt là chuyện nội bộ gia đình, Tưởng gia có cách xử lý của Tưởng gia.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Tống Mỹ Linh hy vọng “lá rụng về cội”. Bởi mộ phần của Tống thị tại Thượng Hải, ngoài mộ phần của chị hai Tống Khánh Linh, còn có một phần của cha mẹ bà. Vì hạn chế từ nhân tố chính trị của hai bờ eo biển nên Tống Mỹ Linh không thể đích thân về tế bái cha mẹ tại nghĩa trang, vì vậy, vài năm trước, bà đã đặc biệt ủy thác cho người khác thay mình đem hoa tới viếng.
Vì vậy có người đoán rằng, rất có thể, Tống Mỹ Linh sở dĩ không muốn về Đài Loan hợp táng cùng chồng, cũng vì muốn được yên nghỉ bên cạnh mộ phần của cha mẹ.
Theo quan điểm thứ ba, Hoa kiều tại New York từng đồn đoán, Tống Mỹ Linh đã mua sẵn cho mình một phần mộ tại đây để làm nơi an táng cho mình sau khi nhắm mắt xuôi tay.
Bởi bà từng thể hiện rõ quan điểm sau khi qua đời muốn an táng tại New York và nghĩa trang Ferncliff, thuộc Hartsdale, Quận Westchester, New York.
Cho dù dư luận có nhiều đồn đoán về nơi an giấc ngàn thu của Tống Mỹ Linh, nhưng người ta vẫn tin rằng, trong lòng bà đã sớm có sự sắp xếp thỏa đáng.
“Thượng đế cho tôi được sống, tôi không dám chết một cách tùy tiện. Thượng đế cho tôi được nhắm mắt, tôi quyết không cố để giành giật sự sống”.
Người đàn bà đẹp nổi tiếng Tống Mỹ Linh đã sống qua ba thế kỷ. Cuộc đời bà trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Bà mất vào ngày 24/10/2003, thọ tới 106 tuổi.
Một con người đã ra đi, một cuộc đời với đủ đầy vinh hoa, phú quý, sóng gió rồi cũng khép lại, nhưng những bí ẩn về cuộc đời của người đàn bà thép Tống Mỹ Linh vẫn luôn là đề tài hấp dẫn với hậu thế. Một trong những bí ẩn lớn nhất về cuộc đời bà là vì sao không muốn quay về Đài Loan hợp táng cùng Tưởng Giới Thạch?
Trước sinh nhật lần thứ 106, do tình hình sức khỏe của mỹ nhân họ Tống đã rất xấu, nên lúc này có rất nhiều thông tin về chuyện hậu sự của bà phát tán ra ngoài.
Những thông tin này chưa hề được chứng thực, nhưng có một điểm đã được khẳng định, đó là bà hy vọng sau khi qua đời sẽ không về Đài Loan an táng. Vì sao người phụ nữ tài sắc một thời, người phụ nữ có mối tình và cuộc hôn nhân đình đám thiên hạ với Tưởng Giới Thạch lại đưa ra yêu cầu kỳ lạ đến vậy? Về việc này, dư luận có nhiều quan điểm khác nhau.
Có quan điểm cho rằng, người sùng đạo Cơ đốc như Tống Mỹ Linh trước đây từng chia sẻ, tất cả đều giao cho Thượng đế, thân này về sau sẽ không hợp táng cùng Tưởng Giới Thạch tại Đài Loan.
Không ai biết vì sao bà lại có quan điểm kiên quyết như vậy, nhưng có nhà phân tích cho rằng, Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc sau khi qua đời vẫn chưa hạ táng, có thể liên quan tới việc Tưởng Giới Thạch luôn mong mỏi “lá rụng về cội”, tức trở về đại lục.
Tưởng Vĩ Quốc từng chia sẻ, khi còn sống, Tưởng Giới Thạch đã chọn ra ba điểm là Tử Kim Sơn, Phương Sơn, Tứ Minh Sơn ở Nam Kinh. Tưởng Kinh Quốc thì hy vọng được an táng bên cạnh mộ phần của mẹ tại Phụng Hóa, Chiết Giang.
Khi ấy, Tưởng Hiếu Dũng được xem là người phát ngôn hợp pháp duy nhất đời thứ ba của gia tộc họ Tưởng đã tuyên bố thẳng thắn rằng, di dời linh cốt là chuyện nội bộ gia đình, Tưởng gia có cách xử lý của Tưởng gia.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Tống Mỹ Linh hy vọng “lá rụng về cội”. Bởi mộ phần của Tống thị tại Thượng Hải, ngoài mộ phần của chị hai Tống Khánh Linh, còn có một phần của cha mẹ bà. Vì hạn chế từ nhân tố chính trị của hai bờ eo biển nên Tống Mỹ Linh không thể đích thân về tế bái cha mẹ tại nghĩa trang, vì vậy, vài năm trước, bà đã đặc biệt ủy thác cho người khác thay mình đem hoa tới viếng.
Vì vậy có người đoán rằng, rất có thể, Tống Mỹ Linh sở dĩ không muốn về Đài Loan hợp táng cùng chồng, cũng vì muốn được yên nghỉ bên cạnh mộ phần của cha mẹ.
Theo quan điểm thứ ba, Hoa kiều tại New York từng đồn đoán, Tống Mỹ Linh đã mua sẵn cho mình một phần mộ tại đây để làm nơi an táng cho mình sau khi nhắm mắt xuôi tay.
Bởi bà từng thể hiện rõ quan điểm sau khi qua đời muốn an táng tại New York và nghĩa trang Ferncliff, thuộc Hartsdale, Quận Westchester, New York.
Cho dù dư luận có nhiều đồn đoán về nơi an giấc ngàn thu của Tống Mỹ Linh, nhưng người ta vẫn tin rằng, trong lòng bà đã sớm có sự sắp xếp thỏa đáng.