Hầu hết phụ nữ đều rất chú ý đến sắc đẹp của mình. Những người phụ nữ có vẻ đẹp tự nhiên, nhan sắc tuyệt trần luôn được đánh giá cao. Phụ nữ thường rất hay ghen tỵ với sắc đẹp của người khác. Cũng chính vì vậy mà người đẹp có phong cách biến hóa khôn lường Hoàng Liễu Sương bị Tống Mỹ Linh “cấm cửa” chỉ vì xuất thân hèn kém. Hoàng Liễu Sương hay Anna May Wong sinh năm 1905, bà là nữ diễn viên đầu tiên của Trung Quốc lấn sân sang kinh đô điện ảnh Hollywood. Tạo hình thời mới “chân ướt chân ráo” gia nhập làng giải trí Hollywood của Anna May Wong có nhiều nét hao giống minh tinh tuyệt sắc Louise Brooks với kiểu đầu Bob và đôi mắt đen tròn đặc trưng. Năm 1928, bà lặn lội sang châu Âu tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp, nuôi hy vọng rũ sạch những định kiến cứng nhắc của Hollywood về thân phận gốc Á của mình. Chỉ một năm sau đó, sự can đảm và bản lĩnh kiên trì đã giúp Hoàng Liễu Sương khẳng định được chỗ đứng của mình trong làng giải trí châu Âu. Thậm chí nhờ lối diễn xuất lôi cuốn của bà trong “Piccadilly” (năm 1929) bà trở thành khách mời danh dự trong một buổi yến tiệc của Hoàng gia Anh. Bà là một người vô cùng yêu nước. Mùa xuân năm 1936, cuối cùng bà cũng đã đặt chân đến Thượng Hải, nơi bà chưa từng đến trên đất mẹ. Để chào đón sự hiện diện của bà ngoài giới điện ảnh Thượng Hải còn có đại sứ Nghiên cứu Quốc tế và phu nhân, tiến sĩ Lâm Ngữ Đường và những người nổi tiếng khác. Trong thời gian ở Thượng Hải, bà được thưởng ngoạn phong cảnh của “Pari Phương Đông”, và dùng bữa với nghệ sĩ kinh kịch nổi tiếng Mai Lan Phương. Khi đó tạp chí “Lương Hữu” cũng đăng một loạt tin bài về bà. Sau khi trở về Mỹ không lâu, chiến tranh nổ ra, khiến bà lo lắng không yên. Trong lần tổ chức đấu giá từ thiện tại bữa tiệc của ngành điện ảnh thế giới, bà đã nhiều lần kêu gọi Mỹ ủng hộ nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống Nhật. Từ năm 1942 đến năm 1943 là thời gian Tống Mỹ Linh viếng thăm nước Mỹ. Trong thời gian này, Tống Mỹ Linh đã có bài diễn thuyết nổi tiếng, tuyên truyền về việc kháng Nhật của Trung Quốc, làm xôn xao dư luận nước Mỹ thời bấy giờ. Ở kinh đô điện ảnh Hollywood, Tống Mỹ Linh cũng nhân cơ hội diễn thuyết trước ba mươi nghìn người nghe, khiến người Mỹ có cái nhìn khách quan hơn về đất nước, con người Trung Quốc cũng như phụ nữ Trung Quốc nói riêng. Trên khu vực lễ đài, hàng trăm minh tinh vây quanh Tống Mỹ Linh, nhưng lại không thấy bóng dáng của Hoàng Liễu Sương đâu. Lý do là vì Hoàng Liễu Sương chỉ đại diện cho hình tượng người Trung Quốc trong xã hội cũ như chủ tiệm giặt là, chủ quán ăn, xã hội đen. Theo quan điểm của Tống Mỹ Linh, người Trung Quốc tân tiến phải là tầng lớp tinh anh, được giáo dục cẩn thận.
Năm 1949, sau khi giải nghệ, Hoàng Liễu Sương chủ yếu tham gia các hoạt động công ích xã hội, cũng có thời gian bà thử thách mình trong lĩnh vực kinh doanh. Năm 1960, nhà sản xuất hai bộ phim "Flower Drum Song" và “The World of Suzie Wong” mời bà vào vai nữ chính. Nhưng thật không may vào ngày 2/2/1961, bà đột ngột qua đời tại nhà riêng sau một cơn đau tim dữ dội. Vài thập niên sau cái chết của bà, khi nói về những nữ minh tinh Hollywood, người Mỹ cũng như người Trung Quốc ít ai còn nhắc đến bà.
Mãi đến năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bà, những cuốn sách kể rõ tiểu sử của nữ diễn viên này lần lượt được xuất bản. Ngoài ra bộ phim hồi ký của bà cũng được trình chiếu tại Mỹ và châu Âu. Sở hữu một thân hình cân đối, bà đưa ra lý giải của mình về tạo hình và thẩm mỹ với sự thành thạo và những hình ảnh giàu tính minh họa.
Ở Hollywood, Hoàng Liễu Sương là người gốc Hoa, còn ở Trung Quốc, bà được coi là minh tinh Hollywood. Việc chiêm ngưỡng từ khoảng cách xa khiến vẻ đẹp của bà càng được khắc họa thêm phần bí ẩn. Bà thường được giới truyền thông ví von là “bông hồng rực rỡ hơn cả ngọc ngà”. Làng thời trang châu Âu luôn nhớ đến thời đại hoàng kim của phong cách phương Đông, và Hoàng Liễu Sương luôn là thần tượng được nhắc đến nhiều nhất.
Hoàng Liễu Sương thường phải đóng đinh trong cách tạo hình là một búp bê Trung Hoa có lối biểu lộ cảm xúc khô cứng như hình nộm hoặc trở thành hóa thân của tội ác với tư thế nằm để lộ đôi chân đầy rắn và bò cạp. Trong thời gian đầu, bà thường xuyên xuất hiện trong vai nô tỳ Mông Cổ có thân phận thấp hèn hoặc người tình vô danh của những gã đàn ông da trắng.
Phong cách của bà là sự pha trộn điển hình của phương Đông và phương Tây. Năm 1936, lần đầu tiên về nước bà đã làm rộ lên phong trào mặc sườn xám kết hợp với áo lông thú ở bến Thượng Hải. Sự nghiệp diễn xuất của bà kéo dài và cũng rất phong phú, đa dạng với nhiều thể loại như kịch câm, kịch nói, diễn viên truyền hình, diễn viên múa và kịch truyền thanh.
Là nữ diễn viên gốc Trung Quốc đầu tiên của Hollywood, trong hơn 40 năm sự nghiệp diễn xuất của mình, bà đã để lại hơn 50 tác phẩm. Hình tượng của bà dần dần trở thành tinh hoa của sự huyền bí phương Đông. Với cách phục trang độc đáo, cách kết hợp những tinh hoa của văn hóa phương Đông và phương Tây, bà được cho là người tiên phong trong trào lưu này.
Hầu hết phụ nữ đều rất chú ý đến sắc đẹp của mình. Những người phụ nữ có vẻ đẹp tự nhiên, nhan sắc tuyệt trần luôn được đánh giá cao. Phụ nữ thường rất hay ghen tỵ với sắc đẹp của người khác. Cũng chính vì vậy mà người đẹp có phong cách biến hóa khôn lường Hoàng Liễu Sương bị Tống Mỹ Linh “cấm cửa” chỉ vì xuất thân hèn kém. Hoàng Liễu Sương hay Anna May Wong sinh năm 1905, bà là nữ diễn viên đầu tiên của Trung Quốc lấn sân sang kinh đô điện ảnh Hollywood.
Tạo hình thời mới “chân ướt chân ráo” gia nhập làng giải trí Hollywood của Anna May Wong có nhiều nét hao giống minh tinh tuyệt sắc Louise Brooks với kiểu đầu Bob và đôi mắt đen tròn đặc trưng.
Năm 1928, bà lặn lội sang châu Âu tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp, nuôi hy vọng rũ sạch những định kiến cứng nhắc của Hollywood về thân phận gốc Á của mình. Chỉ một năm sau đó, sự can đảm và bản lĩnh kiên trì đã giúp Hoàng Liễu Sương khẳng định được chỗ đứng của mình trong làng giải trí châu Âu. Thậm chí nhờ lối diễn xuất lôi cuốn của bà trong “Piccadilly” (năm 1929) bà trở thành khách mời danh dự trong một buổi yến tiệc của Hoàng gia Anh.
Bà là một người vô cùng yêu nước. Mùa xuân năm 1936, cuối cùng bà cũng đã đặt chân đến Thượng Hải, nơi bà chưa từng đến trên đất mẹ. Để chào đón sự hiện diện của bà ngoài giới điện ảnh Thượng Hải còn có đại sứ Nghiên cứu Quốc tế và phu nhân, tiến sĩ Lâm Ngữ Đường và những người nổi tiếng khác.
Trong thời gian ở Thượng Hải, bà được thưởng ngoạn phong cảnh của “Pari Phương Đông”, và dùng bữa với nghệ sĩ kinh kịch nổi tiếng Mai Lan Phương. Khi đó tạp chí “Lương Hữu” cũng đăng một loạt tin bài về bà.
Sau khi trở về Mỹ không lâu, chiến tranh nổ ra, khiến bà lo lắng không yên. Trong lần tổ chức đấu giá từ thiện tại bữa tiệc của ngành điện ảnh thế giới, bà đã nhiều lần kêu gọi Mỹ ủng hộ nhân dân Trung Quốc kháng chiến chống Nhật.
Từ năm 1942 đến năm 1943 là thời gian Tống Mỹ Linh viếng thăm nước Mỹ. Trong thời gian này, Tống Mỹ Linh đã có bài diễn thuyết nổi tiếng, tuyên truyền về việc kháng Nhật của Trung Quốc, làm xôn xao dư luận nước Mỹ thời bấy giờ. Ở kinh đô điện ảnh Hollywood, Tống Mỹ Linh cũng nhân cơ hội diễn thuyết trước ba mươi nghìn người nghe, khiến người Mỹ có cái nhìn khách quan hơn về đất nước, con người Trung Quốc cũng như phụ nữ Trung Quốc nói riêng.
Trên khu vực lễ đài, hàng trăm minh tinh vây quanh Tống Mỹ Linh, nhưng lại không thấy bóng dáng của Hoàng Liễu Sương đâu. Lý do là vì Hoàng Liễu Sương chỉ đại diện cho hình tượng người Trung Quốc trong xã hội cũ như chủ tiệm giặt là, chủ quán ăn, xã hội đen. Theo quan điểm của Tống Mỹ Linh, người Trung Quốc tân tiến phải là tầng lớp tinh anh, được giáo dục cẩn thận.
Năm 1949, sau khi giải nghệ, Hoàng Liễu Sương chủ yếu tham gia các hoạt động công ích xã hội, cũng có thời gian bà thử thách mình trong lĩnh vực kinh doanh.
Năm 1960, nhà sản xuất hai bộ phim "Flower Drum Song" và “The World of Suzie Wong” mời bà vào vai nữ chính. Nhưng thật không may vào ngày 2/2/1961, bà đột ngột qua đời tại nhà riêng sau một cơn đau tim dữ dội. Vài thập niên sau cái chết của bà, khi nói về những nữ minh tinh Hollywood, người Mỹ cũng như người Trung Quốc ít ai còn nhắc đến bà.
Mãi đến năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bà, những cuốn sách kể rõ tiểu sử của nữ diễn viên này lần lượt được xuất bản. Ngoài ra bộ phim hồi ký của bà cũng được trình chiếu tại Mỹ và châu Âu. Sở hữu một thân hình cân đối, bà đưa ra lý giải của mình về tạo hình và thẩm mỹ với sự thành thạo và những hình ảnh giàu tính minh họa.
Ở Hollywood, Hoàng Liễu Sương là người gốc Hoa, còn ở Trung Quốc, bà được coi là minh tinh Hollywood. Việc chiêm ngưỡng từ khoảng cách xa khiến vẻ đẹp của bà càng được khắc họa thêm phần bí ẩn. Bà thường được giới truyền thông ví von là “bông hồng rực rỡ hơn cả ngọc ngà”. Làng thời trang châu Âu luôn nhớ đến thời đại hoàng kim của phong cách phương Đông, và Hoàng Liễu Sương luôn là thần tượng được nhắc đến nhiều nhất.
Hoàng Liễu Sương thường phải đóng đinh trong cách tạo hình là một búp bê Trung Hoa có lối biểu lộ cảm xúc khô cứng như hình nộm hoặc trở thành hóa thân của tội ác với tư thế nằm để lộ đôi chân đầy rắn và bò cạp. Trong thời gian đầu, bà thường xuyên xuất hiện trong vai nô tỳ Mông Cổ có thân phận thấp hèn hoặc người tình vô danh của những gã đàn ông da trắng.
Phong cách của bà là sự pha trộn điển hình của phương Đông và phương Tây. Năm 1936, lần đầu tiên về nước bà đã làm rộ lên phong trào mặc sườn xám kết hợp với áo lông thú ở bến Thượng Hải. Sự nghiệp diễn xuất của bà kéo dài và cũng rất phong phú, đa dạng với nhiều thể loại như kịch câm, kịch nói, diễn viên truyền hình, diễn viên múa và kịch truyền thanh.
Là nữ diễn viên gốc Trung Quốc đầu tiên của Hollywood, trong hơn 40 năm sự nghiệp diễn xuất của mình, bà đã để lại hơn 50 tác phẩm. Hình tượng của bà dần dần trở thành tinh hoa của sự huyền bí phương Đông. Với cách phục trang độc đáo, cách kết hợp những tinh hoa của văn hóa phương Đông và phương Tây, bà được cho là người tiên phong trong trào lưu này.