Cái bình vôi là một loại đồ gia dụng người Việt xưa dùng để đựng vôi trong tục ăn trầu. Phía sau vật dụng này còn là một tín ngưỡng độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Ảnh: Báo Lao Động.Những chiếc bình vôi thường có dáng tròn bẹp, trổ một lỗ làm miệng ở vai bình, chân có đế, và trên chóp có quai xách. Phần lớn bình vôi được làm bằng gốm, nhưng cũng có thể làm bằng kim loại. Ảnh: Bảo tàng Hà Tĩnh.Theo quan niệm của người Việt xưa, cái bình vôi có chức năng như một vị thần cai quản mọi việc thường nhật trong gia đình nên còn được gọi là "Ông bình vôi" hay "Ông vôi", tương tự như "Ông táo" trong bếp.Vì vậy mà bình vôi thường được đặt ở một vị trí trang trọng và được lưu giữ rất cẩn thận. Nếu lỡ bị hư hại, sứt mẻ thì người ta không đem bình vôi vứt đi mà đem treo ở gốc đa hoặc đưa ra nghĩa địa đặt lên mộ tiền nhân.Trải qua quá trình sử dụng lâu dài, bình vôi đặc ruột vì bị vôi lâu ngày đóng cứng lại và không dùng được nữa. Khi đó “ông” bình vôi sẽ được “tiễn đưa” tương tự như với bình vôi bị sứt mẻ. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam.Ngày nay tục ăn trầu đã mai một, nhưng một số gia đình Việt Nam vẫn trưng bình vôi trong nhà như một vật dụng phong thủy, với mong muốn đem tài lộc về cho gia đình.Những chiếc bình vôi cổ từng được người xưa sử dụng thì trở thành đối tượng sưu tầm có giá trị cao, được nhiều tay chơi hoài cổ săn lùng... Ảnh: Zing.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Cái bình vôi là một loại đồ gia dụng người Việt xưa dùng để đựng vôi trong tục ăn trầu. Phía sau vật dụng này còn là một tín ngưỡng độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Ảnh: Báo Lao Động.
Những chiếc bình vôi thường có dáng tròn bẹp, trổ một lỗ làm miệng ở vai bình, chân có đế, và trên chóp có quai xách. Phần lớn bình vôi được làm bằng gốm, nhưng cũng có thể làm bằng kim loại. Ảnh: Bảo tàng Hà Tĩnh.
Theo quan niệm của người Việt xưa, cái bình vôi có chức năng như một vị thần cai quản mọi việc thường nhật trong gia đình nên còn được gọi là "Ông bình vôi" hay "Ông vôi", tương tự như "Ông táo" trong bếp.
Vì vậy mà bình vôi thường được đặt ở một vị trí trang trọng và được lưu giữ rất cẩn thận. Nếu lỡ bị hư hại, sứt mẻ thì người ta không đem bình vôi vứt đi mà đem treo ở gốc đa hoặc đưa ra nghĩa địa đặt lên mộ tiền nhân.
Trải qua quá trình sử dụng lâu dài, bình vôi đặc ruột vì bị vôi lâu ngày đóng cứng lại và không dùng được nữa. Khi đó “ông” bình vôi sẽ được “tiễn đưa” tương tự như với bình vôi bị sứt mẻ. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam.
Ngày nay tục ăn trầu đã mai một, nhưng một số gia đình Việt Nam vẫn trưng bình vôi trong nhà như một vật dụng phong thủy, với mong muốn đem tài lộc về cho gia đình.
Những chiếc bình vôi cổ từng được người xưa sử dụng thì trở thành đối tượng sưu tầm có giá trị cao, được nhiều tay chơi hoài cổ săn lùng... Ảnh: Zing.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.