Vào thế kỷ 19, người xưa không cười khi chụp ảnh là điều dễ dàng nhìn thấy trong các tấm ảnh. Ngay cả trong những đám cưới, tiệc tùng, người dân thời ấy cũng không hé môi cười lúc chụp ảnh.Nhiều người không khỏi thắc mắc vì sao người xưa không nở nụ cười tươi vui khi chụp ảnh. Trước sự việc này, giới chuyên gia đã đưa ra một số lý do để giải thích cho hành động người xưa chụp ảnh với gương mặt nghiêm túc dù cho lúc ấy rất vui vẻ.Đầu tiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, vào thế kỷ 19, việc chụp ảnh đối với nhiều người dân không phải là điều thường thấy. Đặc biệt là những người có thu nhập thấp thì chụp ảnh khá tốn kém.Họ hiếm khi có cơ hội chụp ảnh. Do vậy, trong những sự kiện quan trọng như đám cưới, tiệc tùng, họ muốn lưu giữ hình ảnh đẹp và trang trọng của bản thân làm kỷ niệm. Sau khi rửa ảnh, những bức ảnh này thường được treo ở vị trí trang trọng trong nhà.Một lý do khách được cho là người xưa không thích cười khi chụp ảnh là vì họ không muốn để lộ hàm răng.Theo quan niệm của người xưa, việc để lộ răng ra bên ngoài được coi là hành vi không lịch sự, đứng đắn.Vì vậy, để lộ hai hàm răng lúc chụp ảnh không được mọi người đánh giá cao, thậm chí là bị cười chê, chỉ trích.Thêm nữa, việc người xưa không cười khi chụp ảnh được cho là xuất phát từ kỹ thuật của máy ảnh thời đó.Các chuyên gia cho hay máy ảnh khi ấy có thời gian phơi sáng khá lâu. Các nhiếp ảnh gia thường yêu cầu đối tượng chụp ảnh giữ nguyên nét mặt trong khoảng 60 - 90 giây. Với thời gian trên, nhiều người không hể giữ mãi gương mặt vui vẻ để có bức ảnh tươi sáng.Hơn nữa, nếu không cẩn thận, ảnh chụp sẽ không rõ nét, bị nhòe dẫn đến việc phải chụp lại. Điều này sẽ mất rất nhiều thời gian để có được bức ảnh hoàn hảo. Mời độc giả xem video: Tìm ký ức người xưa trong sách cũ. Nguồn: VTC14.
Vào thế kỷ 19, người xưa không cười khi chụp ảnh là điều dễ dàng nhìn thấy trong các tấm ảnh. Ngay cả trong những đám cưới, tiệc tùng, người dân thời ấy cũng không hé môi cười lúc chụp ảnh.
Nhiều người không khỏi thắc mắc vì sao người xưa không nở nụ cười tươi vui khi chụp ảnh. Trước sự việc này, giới chuyên gia đã đưa ra một số lý do để giải thích cho hành động người xưa chụp ảnh với gương mặt nghiêm túc dù cho lúc ấy rất vui vẻ.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, vào thế kỷ 19, việc chụp ảnh đối với nhiều người dân không phải là điều thường thấy. Đặc biệt là những người có thu nhập thấp thì chụp ảnh khá tốn kém.
Họ hiếm khi có cơ hội chụp ảnh. Do vậy, trong những sự kiện quan trọng như đám cưới, tiệc tùng, họ muốn lưu giữ hình ảnh đẹp và trang trọng của bản thân làm kỷ niệm. Sau khi rửa ảnh, những bức ảnh này thường được treo ở vị trí trang trọng trong nhà.
Một lý do khách được cho là người xưa không thích cười khi chụp ảnh là vì họ không muốn để lộ hàm răng.
Theo quan niệm của người xưa, việc để lộ răng ra bên ngoài được coi là hành vi không lịch sự, đứng đắn.
Vì vậy, để lộ hai hàm răng lúc chụp ảnh không được mọi người đánh giá cao, thậm chí là bị cười chê, chỉ trích.
Thêm nữa, việc người xưa không cười khi chụp ảnh được cho là xuất phát từ kỹ thuật của máy ảnh thời đó.
Các chuyên gia cho hay máy ảnh khi ấy có thời gian phơi sáng khá lâu. Các nhiếp ảnh gia thường yêu cầu đối tượng chụp ảnh giữ nguyên nét mặt trong khoảng 60 - 90 giây. Với thời gian trên, nhiều người không hể giữ mãi gương mặt vui vẻ để có bức ảnh tươi sáng.
Hơn nữa, nếu không cẩn thận, ảnh chụp sẽ không rõ nét, bị nhòe dẫn đến việc phải chụp lại. Điều này sẽ mất rất nhiều thời gian để có được bức ảnh hoàn hảo.
Mời độc giả xem video: Tìm ký ức người xưa trong sách cũ. Nguồn: VTC14.