Khi thấy ai đó chạy rối rít, chạy loạn xạ, người đời thường ví von là “chạy như cờ lông công”. Vậy “ chạy như cờ lông công” nghĩa là chạy thế nào?Các nhà nghiên cứu văn hóa lý giải, “cờ lông công” trong thành ngữ này là cờ làm bằng lông con công. Đây là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia thường dùng khi chạy công văn hoả tốc.Ngày xưa, việc chuyển thư từ, công văn được thực hiện nhờ người và ngựa. Vì vậy, nhà nước phong kiến đặt ra các trạm và tuyển mộ các loại lính trạm, phu trạm.Từ trạm nọ đến trạm kia là một cung đường. Thông thường, người lính trạm khi chạy công văn hoả tốc phải vượt hai đến ba cung đường trong một ngày với tốc độ nhanh nhất có thể.Công văn vừa chuyển đi, lại có công văn đến. Sự đan chéo, liên tục của các công văn, mệnh lệnh tạo nên sự đan chéo, dồn dập của những cờ hiệu lông công.Cờ hiệu lông công xuất hiện trên khắp các nẻo đường của đất nước. Trong con mắt dân chúng, sắc cờ này luôn đi cùng dáng chạy vội vàng của người lính trạm, theo thời gian hình thành nên câu “chạy như cờ lông công”.Ngoài ý nghĩa “chạy rối rít, chạy loạn xạ” đã đề cập, câu thành ngữ này còn mang một sắc thái ý nghĩa rộng hơn là rối rít, tất tưởi làm một công việc gì đó, không nhất thiết phải là đang có hành động “chạy”... Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
Khi thấy ai đó chạy rối rít, chạy loạn xạ, người đời thường ví von là “chạy như cờ lông công”. Vậy “ chạy như cờ lông công” nghĩa là chạy thế nào?
Các nhà nghiên cứu văn hóa lý giải, “cờ lông công” trong thành ngữ này là cờ làm bằng lông con công. Đây là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia thường dùng khi chạy công văn hoả tốc.
Ngày xưa, việc chuyển thư từ, công văn được thực hiện nhờ người và ngựa. Vì vậy, nhà nước phong kiến đặt ra các trạm và tuyển mộ các loại lính trạm, phu trạm.
Từ trạm nọ đến trạm kia là một cung đường. Thông thường, người lính trạm khi chạy công văn hoả tốc phải vượt hai đến ba cung đường trong một ngày với tốc độ nhanh nhất có thể.
Công văn vừa chuyển đi, lại có công văn đến. Sự đan chéo, liên tục của các công văn, mệnh lệnh tạo nên sự đan chéo, dồn dập của những cờ hiệu lông công.
Cờ hiệu lông công xuất hiện trên khắp các nẻo đường của đất nước. Trong con mắt dân chúng, sắc cờ này luôn đi cùng dáng chạy vội vàng của người lính trạm, theo thời gian hình thành nên câu “chạy như cờ lông công”.
Ngoài ý nghĩa “chạy rối rít, chạy loạn xạ” đã đề cập, câu thành ngữ này còn mang một sắc thái ý nghĩa rộng hơn là rối rít, tất tưởi làm một công việc gì đó, không nhất thiết phải là đang có hành động “chạy”...
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.