Sau khi lên nắm quyền ở Đức năm 1933, trùm phát xít Hitler cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền thực hiện những chính sách nhằm tăng cường sức mạnh quân sự. Với mục tiêu đưa nước Đức trở lại thời kỳ huy hoàng, Hitler đã phát động vẽ ra nhiều kế hoạch lớn, bao gồm bành trướng về phía Đông.Theo đó, vào ngày 28/4/1939 khi Đức tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau ký năm 1934. Đến ngày 1/9/1939, Hitler ngay lập tức lấy cớ nước Đức bị tấn công, đã ra lệnh tấn công Ba Lan. Sự kiện này mở đầu Chiến tranh thế giới 2 - một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất lịch sử nhân loại.Với lực lượng hùng hậu, quân đội Đức quốc xã thực hiện chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” (Blitzkrieg) và nhanh chóng chiếm đóng Ba Lan chỉ sau vài tuần. Trên đà chiến thắng, đội quân của Hitler tấn công xâm lược một số quốc gia khác ở châu Âu như Pháp, Bỉ...Khi liên tiếp giành được những thắng lợi, Hitler vạch ra đại kế hoạch là thôn tính Liên Xô để bành trướng ảnh hưởng và kiểm soát phần lớn thế giới.Tuy nhiên, Hitler không thể ngờ rằng, tham vọng quá lớn này đã khiến y phải trả giá bằng tính mạng cũng như đẩy Đức quốc xã đến bờ vực đại bại.Theo lệnh của Hitler, quân đội Đức quốc xã bất ngờ tấn công Liên Xô vào tháng 6/1941 sau nhiều tháng chuẩn bị. Kế hoạch xâm lược Liên Xô ban đầu được gọi là Kế hoạch Otto và về sau được đổi tên thành Kế hoạch Barbarossa.Hitler tin rằng, kế hoạch tấn công và đánh chiếm Liên Xô sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn trước khi kết thúc cuộc chiến tranh với Anh. Nhà độc tài Đức quốc xã đặt ra mục tiêu thôn tính Liên Xô trong vài tháng kể từ ngày phát động cuộc chiến.Tuy nhiên, mọi việc không diễn ra theo kế hoạch của Hitler. Ban đầu, quân đội Đức giành được nhiều thắng lợi nhờ yếu tố bất ngờ. Dù vậy, chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” của Đức không hiệu quả tại chiến trường Liên Xô.Các cuộc tấn công của Đức quốc xã vấp phải sự chống trả quyết liệt của Hồng quân Liên Xô. Theo đó, quân Đức sa lầy trong cuộc chiến ở Liên Xô và tổn thất lớn về quân số do cuộc chiến kéo dài hơn dự kiến.Hitler đã đánh giá thấp tiềm lực quân sự của Liên Xô cũng như tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của người dân xứ sở bạch dương. Do đó, cuối cùng, Hitler và Đức quốc xã bị Liên Xô đánh bại và kế hoạch Barbarossa phá sản. Thất bại lớn tại Liên Xô đã góp phần quan trọng vào việc đẩy chính quyền Hitler đến bờ vực hủy diệt vào năm 1945.Mời độc giả xem video: Nga duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít.
Sau khi lên nắm quyền ở Đức năm 1933, trùm phát xít Hitler cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền thực hiện những chính sách nhằm tăng cường sức mạnh quân sự. Với mục tiêu đưa nước Đức trở lại thời kỳ huy hoàng, Hitler đã phát động vẽ ra nhiều kế hoạch lớn, bao gồm bành trướng về phía Đông.
Theo đó, vào ngày 28/4/1939 khi Đức tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau ký năm 1934. Đến ngày 1/9/1939, Hitler ngay lập tức lấy cớ nước Đức bị tấn công, đã ra lệnh tấn công Ba Lan. Sự kiện này mở đầu Chiến tranh thế giới 2 - một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất lịch sử nhân loại.
Với lực lượng hùng hậu, quân đội Đức quốc xã thực hiện chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” (Blitzkrieg) và nhanh chóng chiếm đóng Ba Lan chỉ sau vài tuần. Trên đà chiến thắng, đội quân của Hitler tấn công xâm lược một số quốc gia khác ở châu Âu như Pháp, Bỉ...
Khi liên tiếp giành được những thắng lợi, Hitler vạch ra đại kế hoạch là thôn tính Liên Xô để bành trướng ảnh hưởng và kiểm soát phần lớn thế giới.
Tuy nhiên, Hitler không thể ngờ rằng, tham vọng quá lớn này đã khiến y phải trả giá bằng tính mạng cũng như đẩy Đức quốc xã đến bờ vực đại bại.
Theo lệnh của Hitler, quân đội Đức quốc xã bất ngờ tấn công Liên Xô vào tháng 6/1941 sau nhiều tháng chuẩn bị. Kế hoạch xâm lược Liên Xô ban đầu được gọi là Kế hoạch Otto và về sau được đổi tên thành Kế hoạch Barbarossa.
Hitler tin rằng, kế hoạch tấn công và đánh chiếm Liên Xô sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn trước khi kết thúc cuộc chiến tranh với Anh. Nhà độc tài Đức quốc xã đặt ra mục tiêu thôn tính Liên Xô trong vài tháng kể từ ngày phát động cuộc chiến.
Tuy nhiên, mọi việc không diễn ra theo kế hoạch của Hitler. Ban đầu, quân đội Đức giành được nhiều thắng lợi nhờ yếu tố bất ngờ. Dù vậy, chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” của Đức không hiệu quả tại chiến trường Liên Xô.
Các cuộc tấn công của Đức quốc xã vấp phải sự chống trả quyết liệt của Hồng quân Liên Xô. Theo đó, quân Đức sa lầy trong cuộc chiến ở Liên Xô và tổn thất lớn về quân số do cuộc chiến kéo dài hơn dự kiến.
Hitler đã đánh giá thấp tiềm lực quân sự của Liên Xô cũng như tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của người dân xứ sở bạch dương. Do đó, cuối cùng, Hitler và Đức quốc xã bị Liên Xô đánh bại và kế hoạch Barbarossa phá sản. Thất bại lớn tại Liên Xô đã góp phần quan trọng vào việc đẩy chính quyền Hitler đến bờ vực hủy diệt vào năm 1945.
Mời độc giả xem video: Nga duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít.