Lịch sử từng ghi nhận xảy ra không ít thảm họa chìm tàu du lịch gây thiệt hại lớn về người tài sản. Sau khi xảy ra các thảm kịch hàng hải chấn động thế giới đó, giới chức trách đã nhanh chóng vào cuộc điều ra, làm rõ nguyên nhân khiến tàu du lịch bị chìm.
Trong số đó, một số trường hợp gặp tai nạn chìm tàu do yếu tố thời tiết nhưng cũng có vụ tàu bị chìm do chở quá tải, bị lật nghiêng...
Thảm kịch chìm tàu Titanic
Ngày 14/4/1912, một thảm họa chìm tàu kinh hoàng đã diễn ra. Khi đó, tàu Titanic bị chìm do đâm trúng một tảng băng lớn cách đảo Newfoundland của Canada khoảng 640 km vào lúc 23h40 đêm 14/4/1912. Khoảng 3 giờ sau đó, con tàu Titanic chìm hẳn xuống đại dương và cướp đi sinh mạng của 1.517 người, bao gồm thuyền trưởng Edward Smith. 710 hành khách và thủy thủ đoàn may mắn được tàu RMS Carpathia cứu thoát trong tổng số 2.224 người có mặt trên tàu.
Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố năm 2012, tàu Titanic huyền thoại bị chìm có thể là do hiện tượng "siêu trăng". Cụ thể, Donand Olson - nhà thiên văn học ĐH Texas tại Mỹ tiết lộ tàu Titanic bị chìm vào một đêm không trăng. Tuy nhiên, tảng băng mà tàu Titanic được mệnh danh là không thể chìm đâm trúng đã dạt vào hải trình của tàu do hiện tượng trăng tròn từ 3 tháng rưỡi trước đó.
|
Tàu Titanic bị chìm sau khi va vào tảng băng trôi. |
Theo lý giải của các chuyên gia, hiện tượng "siêu trăng" xảy ra ngày 4/1/2012, mặt trăng, mặt trời và trái đất xếp thẳng hàng. Tình trạng ấy khiến mặt trời và mặt trăng làm tăng lực hút của nhau đối với Trái đất. Kết quả là những đợt thủy triều thấp trở nên thấp hơn, còn những đợt thủy triều cao lại càng cao hơn so với bình thường.
Thêm vào đó, cũng trong ngày 4/1/1912, hiện tượng trăng tròn kết thúc đúng 6 phút trước khi mặt trăng tới điểm gần địa cầu nhất. Khi đó, khoảng cách giữa địa cầu và mặt trăng đạt giá trị nhỏ nhất kể từ năm 796. Cự ly ngắn bất thường giữa mặt trăng và trái đất cộng với tình trạng xếp thẳng hàng của mặt trăng, trái đất, mặt trời đã khiến lực hút lên địa cầu tăng vọt. Từ đó dẫn tới sự hình thành thủy triều cực lớn.
Mặc dù chịu tác động của sóng cực mạnh nhưng những khối băng di chuyển tương đối chậm. Do vậy, những tảng băng hình thành hôm 14/4/1912 ở phía bắc Đại Tây Dương không có đủ thời gian để rơi vào hải trình của tàu Titanic.
“Khi thủy triều mạnh ập tới, những tảng băng lớn sẽ nổi lên sớm hơn so với lúc bình thường. Có lẽ rất nhiều tảng băng khổng lồ đã đồng loạt ngoi lên vào hôm 14/4/1912 nhờ sự tác động của thủy triều lớn", nhà thiên văn học Olson cho hay.
Thảm họa chìm tàu Nữ hoàng Ireland
|
Tàu Nữ hoàng Ireland bị chìm sau khi va phải tàu Stortad. |
Thảm họa chìm tàu Nữ hoàng Ireland (RMS Empress of Ireland) được xem là thảm họa hàng hải kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng hải Canada. Thảm kịch này đã cướp đi sinh mạng của 1.012 người.
Tàu Nữ hoàng Ireland bị chìm tại sông St. Lawrence ở Quebec sau khi va phải tàu Stortad của Na Uy vào sáng sớm ngày 29/5/1914. Do xảy ra va chạm đột ngột giữa 2 tàu nên con tàu mang tên Nữ hoàng Ireland bị nghiêng khá nhanh rồi chìm hoàn toàn xuống dưới sông St. Lawrence chỉ trong vòng 14 phút. Hậu quả là 1.012 người trong tổng số 1.477 người có mặt trên tàu thiệt mạng.
Vụ đắm tàu MV Le Joola
|
Tàu MV Le Joola bị chìm đã cướp đi sinh mạng của 1.863 người. |
Tàu MV Le Joola bị chìm là một trong những thảm kịch hàng hải tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Theo đó, vào ngày 6/9/2002, MV Le Joola của chính phủ Senegal bất ngờ bị lật úp khi đang ở ngoài khơi Gambia tại Tây Phi. Thảm kịch kinh hoàng này đã cướp đi sinh mạng của 1.863 người có mặt trên tàu.
Theo điều tra của cơ quan chức năng, nguyên nhân khiến tàu MV Le Joola gặp nạn là do yếu tố thời tiết cộng thêm việc tàu chở quá số người quy định. Bởi lẽ, theo thiết kế, con tàu này được thiết kế có thể chở 600 hành khách. Tuy nhiên, vào ngày con tàu gặp nạn, MV Le Joola chở hơn 2.000 người, tức gấp hơn 3 lần số người quy định.