Đại dịch viêm não Lethargica
Nhiều dịch bệnh quái quỷ trong lịch sử nhân loại đã cướp đi sinh mạng nhiều người cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe những người may mắn sống sót. Một trong những dịch bệnh kỳ lạ đó là đại dịch viêm não Lethargica xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 1915-1926. Vào khoảng thời gian diễn ra đại dịch cúm Tây Ban Nha (1918-1920), dịch bệnh kỳ lạ trong lịch sử xuất hiện được gọi là viêm não Lethargica.
Ở giai đoạn đỉnh điểm, dịch bệnh kỳ lạ này đã khiến 1 triệu người chết và hàng triệu người khác bị liệt. Viêm não lethargica hay còn được gọi là “bệnh buồn ngủ” với các triệu chứng như đau họng, co giật, không nói được và bất động trong thời gian dài.
Người nhiễm bệnh thương rơi vào tình trạng hôn mê hoặc tử vong do tỷ lệ tử vong khi mắc căn bệnh này khá cao 40%. Xuất hiện một cách bí ẩn không rõ nguyên nhân và không tìm ra thuốc chữa, đại dịch viêm não Lethargica cũng bí ẩn chấm dứt hoành hành vào năm 1926.
Đại dịch nhảy múa điên loạn năm 1518
Vào tháng 7/1518, đại dịch nhảy múa điên loạn kỳ lạ nhảy đã xuất hiện ở thị trấn Strasbourg (hiện là một phần lãnh thổ nước Pháp). Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh là một phụ nữ có tên Frau Troffea. Người này bắt đầu nhảy múa trên đường phố mà không hề có lý do cũng như không có một chút âm nhạc để tạo cảm giác hưng phấn.
Trong vòng một tuần, 34 người khác có những biểu hiện kỳ lạ như trường hợp của Troffea. Đến tháng 8/1518, 400 người đã mắc phải dịch bệnh nhảy mùa kỳ lạ. Ban đầu, những nhạc sĩ, nhạc công được đưa đến để tạo thuận lợi cho việc nhảy múa dữ dội của người mắc bệnh. Tuy nhiên, sau khi chân của người dân đổ máu vì nhảy múa điên cuồng, họ bắt đầu chết vì đau tim hay kiệt sức. Sau đó, những người mắc bệnh được chuyển đến một đỉnh núi để cầu xin thánh thần cứu giúp. Cuối cùng, hầu hết bệnh nhân phục hồi trở lại.
Vào thời điểm đó, đại dịch nhảy múa được cho là do một lời nguyền của Thánh Vitus gây ra. Tuy nhiên, một số nhà sử học hiện đại cho rằng, những người mắc bệnh nhảy múa điên loạn trên là do rối loạn tâm thần vì căng thẳng.
Đại dịch cười Tanganyika
Ngày 30/1/1962, tại một trường nữ sinh do các nữ tu quản lý ở Kashasha, Tanzania, ba nữ sinh trẻ bắt đầu cười. Tuy nhiên, khác với những lần cười đùa kết thúc sau vài phút, ba nữ sinh trên vẫn cười liên tục và nhanh chóng lây lan ra toàn trường, kéo dài nhiều giờ, thậm chí hàng tuần, dẫn tới việc trường phải đóng cửa vào ngày 18/4/1962 do số lượng học sinh bị ảnh hưởng lên đến 60%. Kể từ đó, dịch bệnh kỳ lạ này được gọi là đại dịch cười Tanganyika.
Một số báo cáo chỉ ra rằng, thị trấn trên đã cười liên tục suốt một năm là không đúng sự thật. Tại một số giai đoạn của đại dịch cười, một số người mắc bệnh đã cười ra nước mắt, ngất xỉu và phát ban. Do vậy, một số trường học buộc phải đóng cửa.
Theo ước tính, khoảng 1.000 người đã mắc chứng bệnh cười kỳ lạ trên. chứng loạn thần kinh lây lan ra các ngôi làng gần đó. Hàng ngàn trẻ em bị ảnh hưởng, và 14 trường học buộc phải đóng cửa. Điều đặc biệt là đối tượng mắc căn bệnh kỳ lạ này chỉ có trẻ em.