Theo lý giải của Trương Vĩnh Ký trong ghi chép về các địa danh ở Gia Định năm 1885, lý giải việc cầu Hoa bị gọi thành cầu Bông như sau: “ Chữ hoa bị cấm kỵ để kính tên riêng một hoàng thân, quốc thích”. Theo các nhà nghiên cứu, dưới thời phong kiến, triều đình cấm dân chúng gọi tên húy của vua chúa, hoàng hậu. Chữ "hoa" thời Nguyễn bị vua Gia Long cấm gọi vì trùng tên húy của bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng. Theo thời gian, cách gọi này trở thành thói quen. Hiện nay, ở các tỉnh miền Nam và ngay tại Thừa Thiên Huế, người dân ít khi gọi "hoa". Thay vào đó, họ dùng từ "bông" để thay thế.Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", chợ Đông Ba ở thành phố Huế ban đầu có tên Đông Hoa. Vì kỵ tên húy của bà Hồ Thị Hoa, vua Gia Long ra lệnh đổi tên thành chợ Đông Ba.Bà Hồ Thị Hoa, người gốc Biên Hòa (Nam Bộ), từng được phong làm Tá Thiên Nhân hoàng hậu. Bà là mẹ của vua Thiệu Trị - vị vua thứ ba của triều đại nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841-1847.Theo "Cổng Thông tin điện tử Điện Biên", tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị nhà Nguyễn đặt năm 1841, từ châu Ninh Biên. "Điện" nghĩa là vững chãi, "Biên" là vùng biên giới, biên ải, "Điện Biên" tức là miền biên cương vững chắc. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, thường được biết đến với tôn hiệu Từ Dụ hoàng thái hậu, hay Nghi Thiên Thái hoàng thái hậu, Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái thái hoàng thái hậu. Bà là vợ của vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Đức Từ Dụ (Từ Dũ) nổi tiếng là người phụ nữ đoan chính, xứng đáng là mẫu nghi thiên hạ, được nhân dân Huế xem trọng.Vua Thiệu Trị (1807-1847) có tên thật Nguyễn Phúc Miên Tông. Vì vua có tên húy là Miên Tông nên các sử gia thời kỳ này khi chép sử thường cố tình chép lệch đi Miếu hiệu của các vị vua triều trước như Lý Thánh Tông (chép thành Lý Thánh Tôn), Trần Nhân Tông (Trần Nhân Tôn). Đây chính là lý do hiện nay có cách viết "tông" và "tôn" trong các bộ sách sử trước đây.Theo luật pháp phong kiến, trong phạm vi quốc gia, mọi thần dân kiêng kỵ tên húy của vua, không được phép dùng để đặt tên cho con cái trong gia đình, cũng như không được phép dùng trong văn tự hay lời nói hàng ngày. Không chỉ vua, luật pháp phong kiến còn quy định các điều luật kỵ húy đối với hoàng thân quốc thích như bố mẹ, anh em, vợ con, cháu chắt nhà vua…Luật kỵ húy du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc, được các triều đại phong kiến Việt Nam áp dụng. Theo các tài liệu lịch sử, triều Nguyễn có nhiều lần ban lệnh kỵ húy nhất với 22 lệnh. Vua Thiệu Trị là hoàng đế ra lệnh nhiều nhất. Trong 5 năm làm vua, ông hạ 8 lệnh kiêng húy. Kiến trúc độc đáo, khác biệt của lăng Thiệu Trị Lăng Thiệu Trị là công trình khác biệt, độc đáo bậc nhất trong số các lăng tẩm của vua Nguyễn. Ngày nay, đây là điểm du lịch rất thu hút.
Theo lý giải của Trương Vĩnh Ký trong ghi chép về các địa danh ở Gia Định năm 1885, lý giải việc cầu Hoa bị gọi thành cầu Bông như sau: “ Chữ hoa bị cấm kỵ để kính tên riêng một hoàng thân, quốc thích”. Theo các nhà nghiên cứu, dưới thời phong kiến, triều đình cấm dân chúng gọi tên húy của vua chúa, hoàng hậu. Chữ "hoa" thời Nguyễn bị vua Gia Long cấm gọi vì trùng tên húy của bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng. Theo thời gian, cách gọi này trở thành thói quen. Hiện nay, ở các tỉnh miền Nam và ngay tại Thừa Thiên Huế, người dân ít khi gọi "hoa". Thay vào đó, họ dùng từ "bông" để thay thế.
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", chợ Đông Ba ở thành phố Huế ban đầu có tên Đông Hoa. Vì kỵ tên húy của bà Hồ Thị Hoa, vua Gia Long ra lệnh đổi tên thành chợ Đông Ba.
Bà Hồ Thị Hoa, người gốc Biên Hòa (Nam Bộ), từng được phong làm Tá Thiên Nhân hoàng hậu. Bà là mẹ của vua Thiệu Trị - vị vua thứ ba của triều đại nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841-1847.
Theo "Cổng Thông tin điện tử Điện Biên", tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị nhà Nguyễn đặt năm 1841, từ châu Ninh Biên. "Điện" nghĩa là vững chãi, "Biên" là vùng biên giới, biên ải, "Điện Biên" tức là miền biên cương vững chắc. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.
Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, thường được biết đến với tôn hiệu Từ Dụ hoàng thái hậu, hay Nghi Thiên Thái hoàng thái hậu, Từ Dụ Bác Huệ Khang Thọ Thái thái hoàng thái hậu. Bà là vợ của vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Đức Từ Dụ (Từ Dũ) nổi tiếng là người phụ nữ đoan chính, xứng đáng là mẫu nghi thiên hạ, được nhân dân Huế xem trọng.
Vua Thiệu Trị (1807-1847) có tên thật Nguyễn Phúc Miên Tông. Vì vua có tên húy là Miên Tông nên các sử gia thời kỳ này khi chép sử thường cố tình chép lệch đi Miếu hiệu của các vị vua triều trước như Lý Thánh Tông (chép thành Lý Thánh Tôn), Trần Nhân Tông (Trần Nhân Tôn). Đây chính là lý do hiện nay có cách viết "tông" và "tôn" trong các bộ sách sử trước đây.
Theo luật pháp phong kiến, trong phạm vi quốc gia, mọi thần dân kiêng kỵ tên húy của vua, không được phép dùng để đặt tên cho con cái trong gia đình, cũng như không được phép dùng trong văn tự hay lời nói hàng ngày. Không chỉ vua, luật pháp phong kiến còn quy định các điều luật kỵ húy đối với hoàng thân quốc thích như bố mẹ, anh em, vợ con, cháu chắt nhà vua…
Luật kỵ húy du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc, được các triều đại phong kiến Việt Nam áp dụng. Theo các tài liệu lịch sử, triều Nguyễn có nhiều lần ban lệnh kỵ húy nhất với 22 lệnh. Vua Thiệu Trị là hoàng đế ra lệnh nhiều nhất. Trong 5 năm làm vua, ông hạ 8 lệnh kiêng húy.
Kiến trúc độc đáo, khác biệt của lăng Thiệu Trị Lăng Thiệu Trị là công trình khác biệt, độc đáo bậc nhất trong số các lăng tẩm của vua Nguyễn. Ngày nay, đây là điểm du lịch rất thu hút.