Trong 2 ngày diễn ra khóa huấn luyện kỹ năng để sống sót trong trường hợp máy bay rơi xuống biển, phi công sẽ ngồi trên một chiếc ghế đặt trong khoảng không gian khép kín như buồng lái trực thăng đặt dưới nước. Bên trên là mô hình bức tường và bên cạnh có một khung cửa sổ đóng chặt.
Phi công sẽ phải đeo một cặp kính mờ, khiến họ không thể nhìn thấy cửa sổ hay bất cứ thứ gì. Chiếc ghế trong khoang sẽ được gắn với một trục xoay ở dưới bể bơi. Khi người hướng dẫn ấn nút, phi công sẽ ở trong trạng thái lộn ngược người dưới nước. Buổi học này nhằm huấn luyện cho phi công kỹ năng sống sót khi máy bay rơi xuống biển trong đêm tối.
Thiếu tá Kelsey N. Martin là một học viên gặp khó khăn trong khi tháo khóa an toàn trên ghế nhưng sau đó đã thoát khỏi buồng kín bằng đường cửa sổ mà không cần sự hỗ trợ của những người cứu hộ có mặt trong buổi huấn luyện. Thiếu tá Martin chia sẻ: “Khóa học thực sự hữu ích. Tôi nói ra điều này vì tôi biết 4 đồng đội từng gặp hoàn cảnh đó và sống sót”.
|
Phi công Mỹ trong khóa huấn luyện kỹ năng sống sót trong trường hợp máy bay rơi xuống biển. |
Thiếu tá Martin cùng các phi công đồng nghiệp khác cũng phải trải qua cuộc kiểm tra thể lực bằng cách bơi trong trang phục phi công, đội mũ bảo hiểm và chân đi giày nặng, học cách làm phồng phao cứu sinh bằng một ống thổi trong khi trôi nổi trên mặt nước và nhanh chóng thoát khỏi bộ đai gắn với dù để tránh trường hợp dù gây cản trở trong quá trình bơi. Các kỹ năng trên tạo cơ hội cho các học viên trải nghiệm tình huống
máy bay bị rơi xuống biển khi gặp gió lớn khiến dù của họ di chuyển về hướng không mong muốn.
Trong buổi huấn luyện, phi công tham gia luyện tập trong mô hình máy bay trực thăng mô phỏng bị rơi xuống nước. Một số phi công và phi hành đoàn có thể sẽ thoát ra ngoài an toàn cùng 1 lúc trong khi những người hướng dẫn đứng ngoài quan sát và sẵn sàng giúp đỡ, ứng cứu bất cứ khi nào xảy ra tình huống khẩn cấp. Những khóa huấn luyện như thế này giúp cho các phi công tìm ra một lối thoát hiểm trên máy bay và từ đó tìm được cách thoát ra ngoài phi cơ gặp nạn.
Trung tá Richard V. Folga – giám đốc Trung tâm huấn luyện kỹ năng sống sót hàng không tại Washington, Mỹ cho biết lí do triển khai những buổi huấn luyện đó. Theo đó, mỗi năm, các phi đội đều chú ý đến vấn đề an toàn nhưng vẫn xảy ra một số tai nạn máy bay thảm khốc. Một số phi công và phi hành đoàn đã gặp nạn ở vùng biển. Hải quân Mỹ mất khoảng 8 - 10 máy bay/năm. Sau khi trải qua khóa huấn luyện này, phi công sẽ có những kỹ năng để sống sót đề phòng trường hợp máy bay rơi xuống biển.
Ông giải thích thêm: “Những bài tập này được thiết kế dựa trên những vụ tai nạn có thật. Không ai lên kế hoạch trước cho một sự cố tương lai. Mọi người không đi làm chỉ để mong đợi máy bay mình sẽ gặp nạn vào một hôm nào đó. Tuy nhiên, tai nạn có thể sẽ xảy ra. Và khi tình huống đó xảy ra thì họ phải sẵn sàng xử lý tình huống đó”.
Video khóa huấn luyện kỹ năng sống sót dành cho phi công Mỹ trong trường hợp máy bay rơi xuống biển (nguồn: Naval Survival Training Institute):