Nhà khoa học Wendell Johnson đã tiến hành thí nghiệm rùng rợn đối với những trẻ mồ côi bị nói lắp ở Đại học Iowa. Ông đã chọn Mary Tudor - một trong những sinh viên tốt nghiệp của mình giúp tiến hành và giám sát hoạt động nghiên cứu trên.
Sau đó, Wendell đã chia 22 trẻ mồ côi bị nói lắp trên thành 2 nhóm để nghiên cứu. Theo đó, một nhóm được áp dụng phương pháp điều trị tích cực bằng cách khen ngợi, khuyến khích khả năng nói trôi chảy của các em. Trong khi đó, nhóm còn lại được áp dụng phương pháp điều trị tiêu cực: bị chê trách khi nói chuyện không trôi chảy hay mắc lỗi cũng như luôn nói với họ là người bị nói lắp.
|
Một số trẻ mồ côi nói lắp sau khi trải qua chương trình điều trị khủng khiếp của nhà khoa học Wendell đã bị tổn thương tâm lý đến hết đời. |
Sau một thời gian điều trị theo 2 phương pháp đối lập trên, một số trẻ mồ côi trước đây bị nói lắp đã nói chuyện được bình thường nhưng lại chịu những chấn thương tâm lý nặng nề. Một số vẫn bị nói lắp hay mắc phải một số vấn đề khi nói chuyện với mọi người từ đó cho đến cuối đời.
Các đồng nghiệp của Wendell đã gọi nghiên cứu hãi hùng trên là “Thí nghiệm quái vật” khi sử dụng trẻ mồ côi nói lắp để chứng minh học thuyết của mình. Thí nghiệm này đã được giới chức trách giữ kín do lo sợ danh tiếng của Wendell bị ảnh hưởng. Vụ việc cũng bị chính quyền Mỹ giấu nhẹm xuất phát từ bối cảnh các thí nghiệm trên cơ thể người của
Đức quốc xã đang bị cộng đồng thế giới lên án, chỉ trích dữ dội. Mãi đến năm 2001, Đại học Iowa mới chính thức xin lỗi về việc đã thực hiện thí nghiệm hãi hùng đối với trẻ mồ côi năm 1939.