Vào ngày xảy ra sự kiện kinh hoàng này, máy bay chở khách Boeing 747 theo lộ trình từ sân bay JFK tới Seoul, Hàn Quốc, dừng lại tiếp dầu ở Anchorage, Alaska, đã bay nhầm vào không phận cấm của Liên Xô. Khi đó, Liên Xô đã điều động tiêm kích SU-15TM do Thiếu tá Osipovich điều khiển cất cánh từ sân bay Sokol. Sau đó, SU-15TM của Liên Xô phóng 2 quả tên lửa trúng vào cánh trái và đuôi của chiếc máy bay Boeing-747, khiến nó bốc cháy và rơi xuống biển. Chính vì vậy, chiếc máy bay chở 269 hành khách và phi hành đoàn rơi xuống vùng biển Nhật Bản. Trong đó có 62 công dân Mỹ thiệt mạng.
Trước đó, tất cả hành khách trên máy bay Boeing-747 (số hiệu trên máy bay 55719) chuyến bay 1490 của Hãng Hàng không Hàn Quốc Korean Airlines đều cảm thấy bực mình khi chuyến bay của họ bị hoãn tới 40 phút. Vào thời điểm ấy, phát thanh viên tại sân bay thường xuyên phát đi thông báo nhằm trấn an hành khách rằng, chuyến bay có lộ trình Anchorage-Seoul bị trì hoãn do điều kiện thời tiết. Nhưng cuối cùng, hành khách cũng được lên máy bay sau khi các phi công nhận được lệnh cất cánh.
Điều kỳ lạ vào đúng thời điểm máy bay Boeing-747 của Hàn Quốc cất cánh thì một chiếc Boeing-747 khác cũng cất cánh từ sân bay quân sự Anchorage (Alaska). Kỳ lạ hơn nữa là chiếc máy bay xuất phát từ sân bay quân sự Anchorage cũng có bề ngoài giống hệt chiếc Boeing-747 chở 269 hành khách của Hàn Quốc khi trên thân cũng được ghi số hiệu 55719 và các dòng chữ cho thấy nó thuộc sở hữu của hãng hàng không Korean Airlines.
Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất giữa hai máy bay Boeing-747 thương mại của Hàn Quốc với máy bay quân sự là trên máy bay xuất phát từ sân bay quân sự Anchorage không có một hành khách cũng như không có tiếp viên nào ngoại trừ 18 thành viên phi hành đoàn và 10 người Mỹ bí ẩn. Đặc biệt, cơ trưởng và cơ phó của chuyến bay đó đều là những sĩ quan không quân dạn dày kinh nghiệm của không quân Hàn Quốc. Những người Mỹ có mặt trên chuyến bay là các nhân viên tình báo Mỹ cùng nhiều thiết bị do thám tiên tiến.
Chính vì vậy, chiếc Boeing-747 cất cánh từ sân bay quân sự chính là một máy bay do thám của Mỹ được ngụy trang với vỏ bọc một máy bay hàng không dân dụng của Korean Airlines. Chính vì vậy, Liên Xô đã đổ lỗi cho Mỹ về vụ bắn hạ máy bay chở khách của Hàn Quốc là một trường hợp xâm nhập không phận có chủ ý từ trước với động cơ gián điệp.
|
Liên Xô đã bắn hạ máy bay chở khách Boeing 747 của Korean Airlines vào năm 1983, khiến 269 người thiệt mạng. Ảnh minh họa. |
Sau khi vụ việc kinh hoàng trên xảy ra, giới chuyên gia đã "mổ xẻ" kế hoạch của Mỹ. Người ta quay trở lại tìm hiểu việc tại sao chiếc máy bay dân dụng thật của Hàn Quốc phải trì hoãn cất cánh tới 40 phút so với lịch trình bay có sẵn. Khi đó, giới chuyên gia nhận định đó là "thủ thuật" nhằm tạo ra sự trùng khớp về mặt thời gian cũng như kéo dài thời gian cho chiếc máy bay gián điệp của Mỹ tới được vùng bờ biển Camchatka và Sakhalin.
Đồng thời, vệ tinh do thám Ferret-D của người Mỹ cũng vừa đúng theo vòng quay có mặt phía trên khu vực này. Mỹ sử dụng vệ tinh này để thực hiện hoạt động tình báo vô tuyến điện trên một dải tần số rộng mà các thiết bị vô tuyến điện tử của Liên Xô thường hoạt động. Ferret-D của Mỹ có khả năng nghe trộm các thiết bị liên lạc vô tuyến điện tử của Liên Xô đang trực chiến tại Camchatka và Chukotka, xác định rõ vị trí và mức độ hoạt động của chúng. Nhưng để làm được điều đó, Ferret-D cần đến sự phối hợp hỗ trợ của các nhân viên tình báo và trang thiết bị tiên tiến hỗ trợ trên chiếc máy bay do thám. Sau đó, tất cả những dữ liệu mà Mỹ thu thập được đều được Ferret-D truyền trực tiếp về cho các cơ quan mật vụ Mỹ.
Sau khi sự thật về vụ bắn hạ nhầm máy bay thương mại của Hàn Quốc, mưu đồ của Mỹ đã bị lộ tẩy mặc dù chính quyền Washington đã tìm mọi cách giấu giếm bí mật này. Cụ thể, chính quyền Mỹ biện minh rằng, vụ việc trên chỉ là một sai lầm tình cờ và máy bay quân sự của nước này đã lên nhầm dữ liệu tọa độ. Tuy nhiên, lời giải thích không hợp lý đó của Mỹ không thể trấn an lòng người rằng đó chỉ là tai nạn hy hữu ngoài ý muốn. Bởi lẽ, làm thế nào mà chiếc máy bay quân sự trên của Mỹ có thể bay sai hướng trong suốt hành trình kéo dài 2 giờ 30 phút mà có thể "qua mặt" ít nhất 7 điểm kiểm soát không lưu hùng hậu và có trang thiết bị tối tân.
Các chuyên gia độc lập của Cục Hàng không dân dụng quốc gia Anh cũng đã tiến hành cuộc nghiên cứu về số phận bi thảm của máy bay Hàn Quốc và công bố kết quả giống như trên tại Đài Truyền hình Anh vào ngày 14/9/1983. Khi đó, giới chuyên gia Anh đã kết luận không thể xảy ra trường hợp máy bay quân sự Mỹ bay lệch đường như vậy do lỗi của hệ thống dẫn đường cũng như nạp sai dữ liệu vào máy tính của máy bay.