Benjamin Franklin sinh ra tại Boston, Massachusetts (Mỹ) vào ngày 17/1/1706 và mất ngày 17/4/1790. Ông là một trong những “khai quốc công thần” thành lập nên cường quốc số 1 thế giới và nằm trong top nhân vật nổi tiếng nhất nước Mỹ. Thêm vào đó, ông là chính trị gia, nhà khoa học, tác giả, thợ in, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội và là nhà ngoại giao hàng đầu trên chính trường Mỹ.
Ông Franklin nổi tiếng thiên hạ về sự ham hiểu biết và các tác phẩm có tính phổ biến, tính chính trị khoa học và tính đa dạng trong số những lĩnh vực mà ông quan tâm. Ông là một trong những nhà lãnh đạo của Thời đại Khai Sáng và trở thành nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội. Ông cũng là người đã phát minh ra cột chống sét và là người sớm đề xướng về sự thống nhất của các thuộc địa. Thêm vào đó, ông là một trong những người tiên phong trong phong trào bãi nô, bảo vệ quyền lợi của thổ dân Mỹ. Với ảnh hưởng to lớn và sâu rộng trong xã hội, Franklin được in hình trên tờ tiền 100 USD. Socrates là một nhà triết học và là bậc thầy về truy vấn nổi tiếng ở Hy Lạp. Sinh ra trong gia đình có cha làm thợ điêu khắc và công nhân xây dựng ở Athen, ông đã theo nghiệp này trong nhiều năm. Sau đó, ông rẽ sang con đường học vấn và đạt được những thành công vang dội trong lĩnh vực tìm hiểu tri thức nhân loại. Ông được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại.
Socrates bị chính quyền Hy Lạp khi đó kết tội làm bại hoại tư tưởng của tầng lớp thanh niên do không thừa nhận hệ thống các vị thần cũ được thành Athena thừa nhận và bảo hộ. Ông là người truyền bá tư tưởng về các vị thần mới đến giới trẻ. Vì vậy, ông bị bắt và tuyên án xử tử bằng thuốc độc. Khi đó, chính quyền mở cho ông một con đường sống nếu ông công nhận những cáo trạng và thừa nhận sai lầm của bản thân. Tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên quan điểm: "Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi". Socrates quyết định đối diện với cái chết một cách hiên ngang và coi sự thật còn quan trọng hơn cả sinh mệnh
mình. Martin Luther King, Jr sinh ngày 15/1/1929 tại Atlanta, Georgia (Mỹ). Sinh thời, ông là mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi và là người trẻ tuổi nhất đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Martin Luther King là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Mỹ trong vai trò nhà kiến tạo hoà bình và người đứng đầu trong các phong trào đòi lại quyền lợi cho người dân da màu.
Martin Luther King, Jr đã dẫn dắt phong trào tẩy chay xe buýt diễn ra ở Montgomery (năm 1955-1956) đồng thời là người sáng lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam năm 1957. Ông trở thành chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Năm 1963, King tổ chức cuộc tuần hành tại Washington và đọc bài diễn văn nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” trước hàng ngàn người. Ông nâng cao nhận thức của công chúng về phong trào dân quyền và được đánh giá là một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, ngày 4/4/1968, Martin Luther King, Jr bị ám sát tại Memphis, Tennessee. Kể từ năm 1986, người dân Mỹ kỷ niệm ngày Martin Luther King, Jr bị ám sát rầm rộ trên khắp nước Mỹ để tưởng nhớ nhân vật có sức ảnh hưởng cực lớn này. Tổng thống Nelson Mandela tên thật là Rolihlahla Dalibhunga Mandela, sinh ngày 18/7/1918, tại một ngôi làng nhỏ ở Nam Phi và là thành viên đầu tiên trong gia đình tiếp cận nền giáo dục phương Tây. Năm 21 tuổi, khi học tại ĐH Fort Hare, Mandela được bầu vào Ủy ban đại diện sinh viên nhưng sau đó bị cấm học vì tham gia vào một cuộc biểu tình tẩy chay. Năm 1942, ông gia nhập Đại hội dân tộc châu Phi. Năm 1943, ông theo học ĐH Witwatersrand và lấy được tấm bằng luật. Sau đó, ông Mandela tham gia một phong trào nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Apartheid.
Đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, vai trò của Nelson Rolihlahla Mandela ngày càng lớn. Ông thực hiện nhiều chiến dịch đấu tranh, nhất là trong môi trường giáo dục (giành quyền lợi cho sinh viên người da đen). Ông từng bị bắt và kết tội vì hành vi chống đối chính quyền người da trắng. Ông Mandela đã phải ngồi tù 27 năm và được trả tự do vào năm 1990, khi đã 72 tuổi. Năm 1994, ông được bầu làm Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi và trở thành biểu tượng đấu tranh cho sự bình đẳng, chống áp bức, hy vọng và hòa giải. Ông được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993. Mohandas Gandhi tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi, sinh ngày 2/10/1869 tại Porbandar, Kathiawar, phía Tây Ấn Độ. Ông theo học ngành luật ở London (Anh). Đến năm 1893, ông đến Nam Phi và dành 20 năm để chống lại hệ thống luật phân biệt đối xử nhằm vào người Ấn Độ. Năm 1914, ông trở về nước và trở thành anh hùng dân tộc khi chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân Anh và góp phần giúp đất nước giành được độc lập.
Trong suốt cuộc đời, Mohandas Gandhi phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó ông khuyến khích người dân sử dụng nguyên lý phi bạo lực. Nó đã có ảnh hưởng lớn đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, trong đó có phong trào "Vận động Quyền công dân tại Mỹ" (American Civil Rights Movement) do Martin Luther King, Jr dẫn dắt. Ông được người dân Ấn Độ gọi là Mahātmā (nghĩa là "linh hồn lớn" hay "vĩ nhân"). Với những đóng góp lớn trong tiến trình lịch sử, người dân Ấn Độ lấy ngày sinh của ông là ngày quốc lễ quốc gia. Năm 2007, Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lấy ngày 2/10 là Ngày Quốc tế Bất Bạo động. Khổng Tử sống trong khoảng thời gian từ năm 551-479 trước công nguyên. Ông là một trong những nhà triết học quan trọng và nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc nói riêng và phương Đông nói chung. Ông là người đưa ra các nguyên tắc quan trọng về đạo đức và chính trị khá tương đồng và phù hợp với tiến trình lịch sử của người Hy Lạp cùng thời kỳ đó. Triết học của Khổng Tử nhấn mạnh sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người… Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo.
Benjamin Franklin sinh ra tại Boston, Massachusetts (Mỹ) vào ngày 17/1/1706 và mất ngày 17/4/1790. Ông là một trong những “khai quốc công thần” thành lập nên cường quốc số 1 thế giới và nằm trong top nhân vật nổi tiếng nhất nước Mỹ. Thêm vào đó, ông là chính trị gia, nhà khoa học, tác giả, thợ in, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội và là nhà ngoại giao hàng đầu trên chính trường Mỹ.
Ông Franklin nổi tiếng thiên hạ về sự ham hiểu biết và các tác phẩm có tính phổ biến, tính chính trị khoa học và tính đa dạng trong số những lĩnh vực mà ông quan tâm. Ông là một trong những nhà lãnh đạo của Thời đại Khai Sáng và trở thành nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội. Ông cũng là người đã phát minh ra cột chống sét và là người sớm đề xướng về sự thống nhất của các thuộc địa. Thêm vào đó, ông là một trong những người tiên phong trong phong trào bãi nô, bảo vệ quyền lợi của thổ dân Mỹ. Với ảnh hưởng to lớn và sâu rộng trong xã hội, Franklin được in hình trên tờ tiền 100 USD.
Socrates là một nhà triết học và là bậc thầy về truy vấn nổi tiếng ở Hy Lạp. Sinh ra trong gia đình có cha làm thợ điêu khắc và công nhân xây dựng ở Athen, ông đã theo nghiệp này trong nhiều năm. Sau đó, ông rẽ sang con đường học vấn và đạt được những thành công vang dội trong lĩnh vực tìm hiểu tri thức nhân loại. Ông được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại.
Socrates bị chính quyền Hy Lạp khi đó kết tội làm bại hoại tư tưởng của tầng lớp thanh niên do không thừa nhận hệ thống các vị thần cũ được thành Athena thừa nhận và bảo hộ. Ông là người truyền bá tư tưởng về các vị thần mới đến giới trẻ. Vì vậy, ông bị bắt và tuyên án xử tử bằng thuốc độc. Khi đó, chính quyền mở cho ông một con đường sống nếu ông công nhận những cáo trạng và thừa nhận sai lầm của bản thân. Tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên quan điểm: "Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi". Socrates quyết định đối diện với cái chết một cách hiên ngang và coi sự thật còn quan trọng hơn cả sinh mệnh
mình.
Martin Luther King, Jr sinh ngày 15/1/1929 tại Atlanta, Georgia (Mỹ). Sinh thời, ông là mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi và là người trẻ tuổi nhất đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Martin Luther King là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Mỹ trong vai trò nhà kiến tạo hoà bình và người đứng đầu trong các phong trào đòi lại quyền lợi cho người dân da màu.
Martin Luther King, Jr đã dẫn dắt phong trào tẩy chay xe buýt diễn ra ở Montgomery (năm 1955-1956) đồng thời là người sáng lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam năm 1957. Ông trở thành chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Năm 1963, King tổ chức cuộc tuần hành tại Washington và đọc bài diễn văn nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” trước hàng ngàn người. Ông nâng cao nhận thức của công chúng về phong trào dân quyền và được đánh giá là một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, ngày 4/4/1968, Martin Luther King, Jr bị ám sát tại Memphis, Tennessee. Kể từ năm 1986, người dân Mỹ kỷ niệm ngày Martin Luther King, Jr bị ám sát rầm rộ trên khắp nước Mỹ để tưởng nhớ nhân vật có sức ảnh hưởng cực lớn này.
Tổng thống Nelson Mandela tên thật là Rolihlahla Dalibhunga Mandela, sinh ngày 18/7/1918, tại một ngôi làng nhỏ ở Nam Phi và là thành viên đầu tiên trong gia đình tiếp cận nền giáo dục phương Tây. Năm 21 tuổi, khi học tại ĐH Fort Hare, Mandela được bầu vào Ủy ban đại diện sinh viên nhưng sau đó bị cấm học vì tham gia vào một cuộc biểu tình tẩy chay. Năm 1942, ông gia nhập Đại hội dân tộc châu Phi. Năm 1943, ông theo học ĐH Witwatersrand và lấy được tấm bằng luật. Sau đó, ông Mandela tham gia một phong trào nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Apartheid.
Đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, vai trò của Nelson Rolihlahla Mandela ngày càng lớn. Ông thực hiện nhiều chiến dịch đấu tranh, nhất là trong môi trường giáo dục (giành quyền lợi cho sinh viên người da đen). Ông từng bị bắt và kết tội vì hành vi chống đối chính quyền người da trắng. Ông Mandela đã phải ngồi tù 27 năm và được trả tự do vào năm 1990, khi đã 72 tuổi. Năm 1994, ông được bầu làm Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi và trở thành biểu tượng đấu tranh cho sự bình đẳng, chống áp bức, hy vọng và hòa giải. Ông được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993.
Mohandas Gandhi tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi, sinh ngày 2/10/1869 tại Porbandar, Kathiawar, phía Tây Ấn Độ. Ông theo học ngành luật ở London (Anh). Đến năm 1893, ông đến Nam Phi và dành 20 năm để chống lại hệ thống luật phân biệt đối xử nhằm vào người Ấn Độ. Năm 1914, ông trở về nước và trở thành anh hùng dân tộc khi chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân Anh và góp phần giúp đất nước giành được độc lập.
Trong suốt cuộc đời, Mohandas Gandhi phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó ông khuyến khích người dân sử dụng nguyên lý phi bạo lực. Nó đã có ảnh hưởng lớn đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, trong đó có phong trào "Vận động Quyền công dân tại Mỹ" (American Civil Rights Movement) do Martin Luther King, Jr dẫn dắt. Ông được người dân Ấn Độ gọi là Mahātmā (nghĩa là "linh hồn lớn" hay "vĩ nhân"). Với những đóng góp lớn trong tiến trình lịch sử, người dân Ấn Độ lấy ngày sinh của ông là ngày quốc lễ quốc gia. Năm 2007, Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lấy ngày 2/10 là Ngày Quốc tế Bất Bạo động.
Khổng Tử sống trong khoảng thời gian từ năm 551-479 trước công nguyên. Ông là một trong những nhà triết học quan trọng và nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc nói riêng và phương Đông nói chung. Ông là người đưa ra các nguyên tắc quan trọng về đạo đức và chính trị khá tương đồng và phù hợp với tiến trình lịch sử của người Hy Lạp cùng thời kỳ đó.
Triết học của Khổng Tử nhấn mạnh sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người… Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo.