1. Vụ thử hạt nhân Castle Bravo diễn ra vào ngày 1/3/1954 đã gây ra ảnh hưởng nặng nề không chỉ đối với xã hội mà còn với môi trường. Castle Bravo là mật danh của vụ thử nghiệm bom khinh khí (bom hydrogen) đầu tiên của Mỹ trên đảo Bikini, thuộc quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương. Bom khinh khí mạnh gấp 1.000 lần so với bom nguyên tử được Mỹ sử dụng ở Hiroshima. Khi vụ nổ xảy ra, một quả cầu lửa có đường kính 7 km đã xuất hiện chỉ trong vài giây. Quả cầu lửa này còn được nhìn thấy từ đảo Kwajalein cách đó đến 450km. Sức công phá của vụ nổ đã tạo nên một hố sâu 75m và có đường kính 2.000m. Thảm họa đã xảy ra khi nó làm phát tán phóng xạ đến 160km tính từ trung tâm vụ thử bom khinh khí. Hơn 600 cư dân trên nhiều đảo đã bị nhiễm xạ với mức cao nhất là 170 rads và thấp nhất là 14 rads. 17 thuyền viên trên tàu đánh cá Daigo Fukuryu Maru (trong ảnh) của Nhật bị nhiễm xạ nặng. Trong đó, 4 người đã chết vì căn bệnh ung thư vài năm sau đó. 2. Thảm họa nổ nhà máy hóa chất Seveso xảy ra ở Italy ngày 10/7/1976 đã trở thành một trong những sự kiện tồi tệ nhất lịch sử. Khi đó, những đám mây dioxin màu trắng độc hại bay khắp nơi. Theo ước tính, khoảng 30 kg chất dioxin đã được thải ra ngoài môi trường. Vào thời điểm xảy ra thảm họa trên, 3.300 động vật đã chết, chủ yếu là thỏ và gia cầm. Những người dân xung quanh phải sơ tán. Gần 30 năm, môi trường ở khu vực đó vẫn chưa khôi phục lại. 3. Thảm họa nhà máy điện nguyên tử Three Mile Island ở Pennsylvania, Mỹ xảy ra ngày 28/3/1979. Nguyên nhân sự cố trên là do nước làm nguội chảy ra khỏi lò phản ứng hạt nhân số 2 làm cho thùng lò bị nóng chảy khiến những chất phát xạ thấm vào lòng đất. Sự cố hạt nhân này được xếp ở mức 5 trên 8 nấc thang sự cố hạt nhân quốc tế (INES) được dùng để thông báo mức độ nghiêm trọng của các sự cố hạt nhân. Khi đó, người dân phải sơ tán khẩn cấp trong phạm vi bán kính 9 km xung quanh nhà máy. May mắn là chính quyền Mỹ đã ngăn chặn được chất phóng xạ thoát ra ngoài môi trường, không để ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 4. Vụ tràn dầu Exxon Valdez ở bang Alaska, Mỹ xảy ra ngày 24/3/1989. Vào ngày hôm đó, trên đường chở 148 triệu thùng dầu thô đến Long Beach, bang California, tàu Exxon Valdez có trọng tải 214.862 tấn đã va chạm đá ngầm ở khu vực Prince William Sound, bang Alaska, làm tràn dầu ra ngoài, gây thảm họa môi trường được cho là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km2. Dầu loang làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Ngư trường khu vực Prince William Sound bị đóng cửa cho tới nay. Thiệt hại ước tính khoảng 15 tỉ USD. 5. Thảm họa nổ giàn khoan Deepwater Horizon của Tập đoàn Dầu khí BP (Anh) trên vịnh Mexico ngày ngày 20/4/2010 đã khiến 11 công nhân thiệt mạng và khoảng 4,9 triệu thùng dầu tràn ra biển, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hai ngày sau khi nổ, tàu Deepwater Horizon đã chìm xuống đáy biển sâu, gây ra thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
1. Vụ thử hạt nhân Castle Bravo diễn ra vào ngày 1/3/1954 đã gây ra ảnh hưởng nặng nề không chỉ đối với xã hội mà còn với môi trường. Castle Bravo là mật danh của vụ thử nghiệm bom khinh khí (bom hydrogen) đầu tiên của Mỹ trên đảo Bikini, thuộc quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương. Bom khinh khí mạnh gấp 1.000 lần so với bom nguyên tử được Mỹ sử dụng ở Hiroshima. Khi vụ nổ xảy ra, một quả cầu lửa có đường kính 7 km đã xuất hiện chỉ trong vài giây. Quả cầu lửa này còn được nhìn thấy từ đảo Kwajalein cách đó đến 450km.
Sức công phá của vụ nổ đã tạo nên một hố sâu 75m và có đường kính 2.000m. Thảm họa đã xảy ra khi nó làm phát tán phóng xạ đến 160km tính từ trung tâm vụ thử bom khinh khí. Hơn 600 cư dân trên nhiều đảo đã bị nhiễm xạ với mức cao nhất là 170 rads và thấp nhất là 14 rads. 17 thuyền viên trên tàu đánh cá Daigo Fukuryu Maru (trong ảnh) của Nhật bị nhiễm xạ nặng. Trong đó, 4 người đã chết vì căn bệnh ung thư vài năm sau đó.
2. Thảm họa nổ nhà máy hóa chất Seveso xảy ra ở Italy ngày 10/7/1976 đã trở thành một trong những sự kiện tồi tệ nhất lịch sử. Khi đó, những đám mây dioxin màu trắng độc hại bay khắp nơi. Theo ước tính, khoảng 30 kg chất dioxin đã được thải ra ngoài môi trường.
Vào thời điểm xảy ra thảm họa trên, 3.300 động vật đã chết, chủ yếu là thỏ và gia cầm. Những người dân xung quanh phải sơ tán. Gần 30 năm, môi trường ở khu vực đó vẫn chưa khôi phục lại.
3. Thảm họa nhà máy điện nguyên tử Three Mile Island ở Pennsylvania, Mỹ xảy ra ngày 28/3/1979. Nguyên nhân sự cố trên là do nước làm nguội chảy ra khỏi lò phản ứng hạt nhân số 2 làm cho thùng lò bị nóng chảy khiến những chất phát xạ thấm vào lòng đất.
Sự cố hạt nhân này được xếp ở mức 5 trên 8 nấc thang sự cố hạt nhân quốc tế (INES) được dùng để thông báo mức độ nghiêm trọng của các sự cố hạt nhân. Khi đó, người dân phải sơ tán khẩn cấp trong phạm vi bán kính 9 km xung quanh nhà máy. May mắn là chính quyền Mỹ đã ngăn chặn được chất phóng xạ thoát ra ngoài môi trường, không để ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
4. Vụ tràn dầu Exxon Valdez ở bang Alaska, Mỹ xảy ra ngày 24/3/1989. Vào ngày hôm đó, trên đường chở 148 triệu thùng dầu thô đến Long Beach, bang California, tàu Exxon Valdez có trọng tải 214.862 tấn đã va chạm đá ngầm ở khu vực Prince William Sound, bang Alaska, làm tràn dầu ra ngoài, gây thảm họa môi trường được cho là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km2. Dầu loang làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Ngư trường khu vực Prince William Sound bị đóng cửa cho tới nay. Thiệt hại ước tính khoảng 15 tỉ USD.
5. Thảm họa nổ giàn khoan Deepwater Horizon của Tập đoàn Dầu khí BP (Anh) trên vịnh Mexico ngày ngày 20/4/2010 đã khiến 11 công nhân thiệt mạng và khoảng 4,9 triệu thùng dầu tràn ra biển, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hai ngày sau khi nổ, tàu Deepwater Horizon đã chìm xuống đáy biển sâu, gây ra thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.