Những kỳ tích sống sót sau thảm họa phi thường của con người

Google News

Lịch sử nhân loại đã chứng kiến những kỳ tích sống sót sau thảm họa rất phi thường và khiến nhiều người cảm phục.

Gia đình Robertson
Nhung ky tich song sot sau tham hoa phi thuong cua con nguoi(ca truc)
Câu chuyện của gia đình Robertson là một trong những kỳ tích sống sót đáng khâm phục nhất mọi thời đại. 
Dougal Robertson là một người chăn nuôi bò sữa ở Anh. Ông muốn đại gia đình của mình đi thuyền ra đại dương để nhìn ngắm thế giới. Vào ngày 27/1/1971, Dougal, vợ ông và 4 đứa con lên thuyền vươn ra đại dương. Họ lênh đênh trên biển trong 17 tháng, đi từ cảng này đến cảng khác và nhìn ngắm thế giới.
Nhưng rồi vào ngày 15/6/1972, chiếc thuyền gia đình ông bị 1 nhóm cá voi đâm vào và vỡ vụn trong đại dương. Con thuyền bị thiệt hại nghiêm trọng và chìm xuống dòng nước. Các thành viên trên thuyền rất may mắn leo lên được một chiếc xuồng cứu sinh và có thực phẩm đủ dùng trong 6 ngày. Tất cả họ sau 6 ngày đều phải uống nước mưa, săn rùa để sống. Họ trôi dạt trên biển và hy vọng đến được giữa đại dương để trôi dạt về phía Mỹ.
Trớ trêu thay, sau 16 ngày, chiếc xuồng cứu sinh không thể sử dụng được. Cả gia đình phải bám trụ trên 1 chiếc xuồng cực nhỏ. Họ bám lấy nó trước khi được các ngư dân Nhật Bản phát hiện vào ngày 23/7/1972. Tổng cộng, đại gia đình nhà Robertson đã sống sót khi lênh đênh giữa đại dương trong 38 ngày.
Đoàn thám hiểm trên tàu Endurance
Nhung ky tich song sot sau tham hoa phi thuong cua con nguoi(ca truc)-Hinh-2
 
Ernest Shackleton là một nhà thám hiểm lừng danh người Ireland. Ông luôn có khao khát là người đầu tiên trên thế giới có thể đi ngang nam cực. Để thực hiện điều đó vào năm 1914, Ernest cũng với nhóm 28 người đàn ông khác bắt đầu hành trình từ Anh trên chiếc tàu Endurance. Thời tiết tồi tệ và băng tuyết rơi khắp nơi khiến vào tháng 1/1915, chiếc tàu bị kẹt trong băng. Nhóm người này đã dùng lương thực dự trữ để chờ đợi ngày băng tan. Họ sống như vậy trong nhiều tháng.
Tuy nhiên, nguy hiểm vẫn chưa qua đi khi vào tháng 8/1915, những tảng băng trôi chậm đã va vào mạn tàu. Ngày 21/11 cùng năm, con tàu Endurance vỡ vụn và chìm vào đại dương. Ernest Shackleton cùng đồng đội sau đó đã phải lênh đênh trên những con thuyền nhỏ để tìm đất liền. Vào tháng 8/1916, nhóm người này tìm thấy đất liền và tất cả đều sống sót.
Juliane Koepcke
Nhung ky tich song sot sau tham hoa phi thuong cua con nguoi(ca truc)-Hinh-3
 
Juliane Koepcke là một nhà sinh vật học. Vào Giáng sinh năm 1971, cô cùng hơn 90 người khác ngồi trên một chiếc máy bay của hãng LANSA mang số hiệu 508. Chiếc máy bay này không may bị sét đánh và rơi trong khu vực rừng của Peru. Thật bất ngờ khi Koepcke vẫn còn sống và thắt dây an toàn ngồi trên ghế khi máy bay rơi. Cô bị thương nhẹ, gãy xương đòn nhưng là người duy nhất sống sốt trong số 92 người có mặt trên chiếc máy bay.
Khi tỉnh lại sau vụ tai nạn máy bay, Koepcke chỉ có thứ duy nhất để ăn là những chiếc kẹo. Cô trải qua rất nhiều vất vả để đấu tranh cho sự sinh tồn và cuối cùng sau 9 ngày Koepcke mới tìm thấy một lán trại nhỏ. Cô đã tự sơ cứu cho bản thân vào thời điểm đó. Một vài giờ sau một số công nhân tìm thấy Koepcke và đưa cô đến khu vực an toàn hơn. Cuối cùng thì Koepcke cũng sống sót thần kỳ và an toàn sau khi được cứu chữa trong bệnh viện.
Aron Ralston
Nhung ky tich song sot sau tham hoa phi thuong cua con nguoi(ca truc)-Hinh-4
 
Aron Ralston sẽ mãi mãi được lịch sử biết đến như là chàng trai tự cắt tay của mình để cứu bản thân khỏi một tai nạn leo núi. Vào năm 2003, Aron đã tự mình leo qua khe núi Blue John Canyon ở bang Utah (Mỹ). Một khối đá nặng khoảng 300 kg rơi trúng khiến tay phải của Aron bị đè chặt và anh mắc kẹt ở vách núi 4 ngày trong tình trạng hết nước, hết thức ăn và có thời điểm phải uống nước tiểu của bản thân. Sau rất nhiều thời gian đắn đo, Aron quyết định cắt tay phải và tự giải thoát cho bản thân.
Sau khi cắt tay và cầm máu cho bản thân, Aron thoát ra khỏi khe núi và đi bộ xuống chân núi. Cuối cùng anh được một gia đình phát hiện và sau đó được cứu chữa. Hiện nay Aron vẫn còn sống và là cảm hứng để các nhà làm phim thực hiện bộ phim '127 hours'.
Ada Blackjack
Ada Blackjack là một người phụ nữ đến từ Alaska (Mỹ). Cô được 2 người Canada là Vilhjalmur Stefansson và Allan Crawford thuê để làm thợ may và đầu bếp trên chuyến thám hiểm tới đảo Wrangel (Nga). Tuy vậy khi đặt chân lên được đảo, môi trường quá khắc nghiệt khiến 5 thành viên trong đoàn thực sự kiệt sức. 3 người trong số họ đã rời đoàn để tìm sự giúp đỡ để lại Ada chăm sóc cho Lorne Knight.
Ada đã chăm sóc Lorne Knight cho đến khi người này kiệt sức và qua đời. Cô đã tự mình học săn hải cẩu và sống sót bằng thịt của chúng cho đến khi được giải cứu vào ngày 28/8/1923. Ada đã tự mình tồn tại giữa cái rét thấu xương cùng nguy cơ bị gấu bắc cực tấn công bất kỳ lúc nào trong vòng gần 2 năm. 3 người đàn ông rời đoàn để tìm sự giúp đỡ sau đó đã không bao giờ được tìm thấy.
Mời quý độc giả xem video Những người may mắn nhất thế giới (nguồn Youtube):
Theo GĐVN

Bình luận(0)