Người quá cố sẽ cần tất cả những thứ mà họ đã sử dụng khi còn sống. Chính vì vậy, người thân của những người chết sẽ chôn cất nhiều đồ dùng, trang sức quý giá hay cả người hầu... để họ có cuộc sống đầy đủ ở thế giới mới.
Bên cạnh đó, người Ai Cập còn chi một số tiền lớn để bảo quản thi hài của người quá cố còn nguyên vẹn đến mai sau cũng như có thể sống ở kiếp sau. Phương pháp bảo quản thi hài của Ai Cập cổ đại là ướp xác. Người Ai Cập cổ đại tin rằng, người quá cố sẽ sống ở một thế giới mới sau khi qua đời. Để có thể sống ở kiếp sau, họ sẽ phải vượt qua những mối nguy hiểm rình rập như quái vật, hồ nước sôi, lửa và những con rắn rùng rợn có khả năng phun chất độc. Những nguy hiểm rình rập người quá cố trên con đường sang thế giới mới có thể được hóa giải bằng những phép thuật. Người Ai Cập thường viết cách hóa giải những mối nguy hiểm đó ra giấy và đặt bên trong hoặc gần quan tài của người đã chết.
Khi vượt qua những thử thách gian khó trên, họ sẽ đến được những cánh cổng Yaru (thế giới bên kia của người Ai Cập) và gặp gỡ bạn bè của họ một lần nữa.
Tuy nhiên, trước khi vào bên trong, họ phải trải qua một bài kiểm tra khó khăn nhất đó là kiểm tra sức nặng của trái tim - cơ quan nội tạng duy nhất không bị loại bỏ trong quá trình ướp xác. Theo đó, trái tim sẽ được đặt ở một bên của chiếc cân trong khi bên còn lại đặt một chiếc lông vũ của nữ thần Ma’at. Đây là một biểu tượng cho sự thật và công lý.
Kế đến 3 vị thần nổi tiếng của Ai Cập là Osiris, Anubis và Thoth sẽ quyết định kết quả của việc kiểm tra sức nặng trái tim.
Nếu như trái tim của người chết nhẹ hơn chiếc lông vũ của nữ thần Ma’at thì sẽ được đi qua cánh cổng Yaru và đạt sự bất tử. Còn nếu như trái tim của người chết nặng hơn chiếc lông vũ thì sẽ bị một quái vật đáng sợ có tên Devourer ăn mất cơ quan nội tạng đó. Devourer là quái vật lai giữa cá sấu, hà mã và sư tử. Một khi quái vật này ăn trái tim của người chết thì người đó sẽ bị hủy diệt mãi mãi.
Người quá cố sẽ cần tất cả những thứ mà họ đã sử dụng khi còn sống. Chính vì vậy, người thân của những người chết sẽ chôn cất nhiều đồ dùng, trang sức quý giá hay cả người hầu... để họ có cuộc sống đầy đủ ở thế giới mới.
Bên cạnh đó, người Ai Cập còn chi một số tiền lớn để bảo quản thi hài của người quá cố còn nguyên vẹn đến mai sau cũng như có thể sống ở kiếp sau. Phương pháp bảo quản thi hài của Ai Cập cổ đại là ướp xác.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng, người quá cố sẽ sống ở một thế giới mới sau khi qua đời. Để có thể sống ở kiếp sau, họ sẽ phải vượt qua những mối nguy hiểm rình rập như quái vật, hồ nước sôi, lửa và những con rắn rùng rợn có khả năng phun chất độc.
Những nguy hiểm rình rập người quá cố trên con đường sang thế giới mới có thể được hóa giải bằng những phép thuật. Người Ai Cập thường viết cách hóa giải những mối nguy hiểm đó ra giấy và đặt bên trong hoặc gần quan tài của người đã chết.
Khi vượt qua những thử thách gian khó trên, họ sẽ đến được những cánh cổng Yaru (thế giới bên kia của người Ai Cập) và gặp gỡ bạn bè của họ một lần nữa.
Tuy nhiên, trước khi vào bên trong, họ phải trải qua một bài kiểm tra khó khăn nhất đó là kiểm tra sức nặng của trái tim - cơ quan nội tạng duy nhất không bị loại bỏ trong quá trình ướp xác.
Theo đó, trái tim sẽ được đặt ở một bên của chiếc cân trong khi bên còn lại đặt một chiếc lông vũ của nữ thần Ma’at. Đây là một biểu tượng cho sự thật và công lý.
Kế đến 3 vị thần nổi tiếng của Ai Cập là Osiris, Anubis và Thoth sẽ quyết định kết quả của việc kiểm tra sức nặng trái tim.
Nếu như trái tim của người chết nhẹ hơn chiếc lông vũ của nữ thần Ma’at thì sẽ được đi qua cánh cổng Yaru và đạt sự bất tử.
Còn nếu như trái tim của người chết nặng hơn chiếc lông vũ thì sẽ bị một quái vật đáng sợ có tên Devourer ăn mất cơ quan nội tạng đó. Devourer là quái vật lai giữa cá sấu, hà mã và sư tử. Một khi quái vật này ăn trái tim của người chết thì người đó sẽ bị hủy diệt mãi mãi.