Theo một số tài liệu cổ xưa, người Do Thái bị đối xử bất công, chịu sự hà khắc nặng nề trong xã hội Ai Cập cổ đại. Chính vì vậy nhà tiên tri Moses đồng thời là thủ lĩnh người Do Thái đã gặp pharaoh Ai Cập xin nhà vua cởi bỏ xiềng xích cho những người Do Thái bị đối xử như nô lệ. Tuy nhiên, pharaoh Ai Cập đã không đồng ý điều đó khiến đấng tạo hóa giận dữ và gây ra 10 thảm họa khiến đế chế Ai Cập diệt vong.
Theo đó, người dân Ai Cập lần lượt hứng chịu những thảm họa kinh hoàng như: sông Nile nhuốm máu và tôm cá chết hàng loạt; ếch nhái bò khắp nơi; ruồi muỗi hoành hành, gia súc chết hàng loạt; da thịt người bỏng rộp và không thể chữa trị; mưa đá kèm sấm sét; lửa trời giáng xuống; nạn dịch châu chấu; thế giới chìm trong bóng tối; người con đầu lòng của các gia đình Ai Cập đều sẽ chết.
Nhiều người cho rằng 10 thảm họa giáng xuống Ai Cập chỉ là truyền thuyết. Tuy nhiên, từ những bằng chứng lịch sử, các chuyên gia đã chứng minh những thảm họa đó hoàn toàn có thật.
Cụ thể, các nhà khoa học đã phát hiện Trái đất thay đổi khí hậu đột ngột từ hơn 4.200 năm trước. Thông tin này được công bố trên tạp chí Geology năm 2012. Theo đó, các chuyên gia phân tích đất đá ở đồng bằng sông Nile cho thấy người dân Ai Cập từng đối mặt với trận hạn hán kinh hoàng vào 3.000 năm trước.
Các chuyên gia còn tìm được bằng chứng vụ hạn hán khủng khiếp đó là một trong những nguyên nhân chính khiến vương quốc Ugarit, đế chế Babylon ở vùng cận Đông suy yếu và sụp đổ.
10 thảm họa khiến Ai Cập diệt vong hoàn toàn có khả năng xảy ra bởi đó là hệ quả tất yếu từ những sự kiện trước đó gây ra. Cụ thể, thảm họa sông Nile nhuốm máu khá phù hợp với giả thuyết xảy ra biến đổi khí hậu, hạn hán, thủy triều hay tác động của núi lửa Santorini "thức giấc".
Hệ quả là tôm cá sống ở sông Nile bị chết. Điều này khiến ruồi muỗi phát triển và gây ra dịch bệnh khủng khiếp đối với con người...
Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm được bằng chứng để chứng minh 10 thảm họa thiên nhiên trên thực sự có đóng vai trò lớn trong sự diệt vong của Ai Cập cổ đại hay không.
Theo một số tài liệu cổ xưa, người Do Thái bị đối xử bất công, chịu sự hà khắc nặng nề trong xã hội Ai Cập cổ đại. Chính vì vậy nhà tiên tri Moses đồng thời là thủ lĩnh người Do Thái đã gặp pharaoh Ai Cập xin nhà vua cởi bỏ xiềng xích cho những người Do Thái bị đối xử như nô lệ. Tuy nhiên, pharaoh Ai Cập đã không đồng ý điều đó khiến đấng tạo hóa giận dữ và gây ra 10 thảm họa khiến đế chế Ai Cập diệt vong.
Theo đó, người dân Ai Cập lần lượt hứng chịu những thảm họa kinh hoàng như: sông Nile nhuốm máu và tôm cá chết hàng loạt; ếch nhái bò khắp nơi; ruồi muỗi hoành hành, gia súc chết hàng loạt; da thịt người bỏng rộp và không thể chữa trị; mưa đá kèm sấm sét; lửa trời giáng xuống; nạn dịch châu chấu; thế giới chìm trong bóng tối; người con đầu lòng của các gia đình Ai Cập đều sẽ chết.
Nhiều người cho rằng 10
thảm họa giáng xuống Ai Cập chỉ là truyền thuyết. Tuy nhiên, từ những bằng chứng lịch sử, các chuyên gia đã chứng minh những thảm họa đó hoàn toàn có thật.
Cụ thể, các nhà khoa học đã phát hiện Trái đất thay đổi khí hậu đột ngột từ hơn 4.200 năm trước. Thông tin này được công bố trên tạp chí Geology năm 2012. Theo đó, các chuyên gia phân tích đất đá ở đồng bằng sông Nile cho thấy người dân Ai Cập từng đối mặt với trận hạn hán kinh hoàng vào 3.000 năm trước.
Các chuyên gia còn tìm được bằng chứng vụ hạn hán khủng khiếp đó là một trong những nguyên nhân chính khiến vương quốc Ugarit, đế chế Babylon ở vùng cận Đông suy yếu và sụp đổ.
10 thảm họa khiến Ai Cập diệt vong hoàn toàn có khả năng xảy ra bởi đó là hệ quả tất yếu từ những sự kiện trước đó gây ra. Cụ thể, thảm họa sông Nile nhuốm máu khá phù hợp với giả thuyết xảy ra biến đổi khí hậu, hạn hán, thủy triều hay tác động của núi lửa Santorini "thức giấc".
Hệ quả là tôm cá sống ở sông Nile bị chết. Điều này khiến ruồi muỗi phát triển và gây ra dịch bệnh khủng khiếp đối với con người...
Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm được bằng chứng để chứng minh 10 thảm họa thiên nhiên trên thực sự có đóng vai trò lớn trong sự diệt vong của Ai Cập cổ đại hay không.