Dã tâm của Lưu Bị thể hiện ngay ở cách đặt tên con?

Google News

Ai cũng nghĩ Tào Tháo là người tham vọng nhất Tam Quốc bấy giờ, nhưng Lưu Bị, người luôn mang trong mình biểu ngữ khôi phục Hán thất, lẽ nào dã tâm không lớn?

Nhìn vào lịch sử Tam Quốc, hầu hết mọi người đều sẽ cảm thấy Tào Tháo là người tham vọng nhất lúc bấy giờ, bởi ông mới đầu chỉ là một sủng thần, nhưng cuối cùng lại muốn lập nên một đế chế cho riêng mình, vì vậy nhiều người cho rằng Tào Tháo là một gian hùng, cũng vì ảnh hưởng của "Tam Quốc diễn nghĩa" mà một số lượng độc giả hiện đại có ấn tượng không tốt về Tào Tháo. Nhưng vào thời đại đó, ngoài Tào Tháo ra, những người khác không có tham vọng? Lưu Bị, người luôn đau đáu khôi phục Hán thất, lẽ nào dã tâm của Bị không lớn?

Nhìn vào cuộc đời của Lưu Bị, có thể thấy ông quả thực là một tấm gương truyền cảm hứng và khích lệ lòng người. Từ một người dân rất bình thường, ông từng bước leo lên tới đỉnh danh vọng và trở thành một trong những lãnh đạo tối cao thời Tam Quốc. Để làm được như vậy thì tấm lòng và năng lực cá nhân của Bị là không thể bàn cãi, nhưng nó đồng thời cũng liên quan đến tham vọng của ông, bởi dù sao thì "tâm lớn bao nhiêu, sân khấu rộng bấy nhiêu".

Da tam cua Luu Bi the hien ngay o cach dat ten con?

Trên thực tế, người ta hay nói rằng tham vọng của một người ở một mức độ nào đó có thể quyết định thành tựu mà anh ta đạt được. Nếu Lưu Bị không muốn thống nhất Tam quốc, vậy thì cũng không nhất thiết phải lập ra Thục Hán.

Tất nhiên, Lưu Bị không thể hiện tham vọng của mình một cách rõ ràng. Tất cả những gì Bị làm lúc ban đầu, nói theo cách riêng của Bị đó là bởi ông muốn khôi phục lại Hán thất, đây là khẩu hiệu giúp ông thu hút được cho mình rất nhiều nhân tài. Ngay cả việc thu phục được Quan Vũ, Trương Phi, Gia Cát Lượng hay Triệu Vân, những anh hùng hào kiệt xuất chúng cũng có thể thấy Lưu Bị không đơn thuần chỉ muốn khôi phục lại Hán thất mà không có tham vọng gì.

Ngoài ra, từ tên của 4 người con của Bị, ta cũng có thể thấy tham vọng của Lưu Bị thực ra vô cùng lớn. Người con trai nổi tiếng nhất của Lưu Bị chắc hẳn là Lưu A Đẩu - Lưu Thiện, nhưng điều mà nhiều người không biết đó là ngoài Lưu Thiện, ông còn có 3 người con khác.

Con trai cả của Lưu Bị là Lưu Phong, đứa trẻ này là người con được Lưu Bị nhận nuôi. Lưu Bị khi đó tuổi tác cũng khá lớn nhưng vẫn chưa có con, vì vậy, sau khi đã có phạm vi ảnh hưởng của riêng mình, Lưu Bị đã nhận người con trai này. Lưu Phong là một chỉ huy quân sự rất có năng lực, có rất nhiều đóng góp to lớn trong việc thành lập Thục Hán. Lúc đầu, Lưu Bị thậm chí còn muốn lập Lưu Phong làm thái tử, tuy nhiên, sau đó vì thất bại trong việc giải cứu Quan Vũ, khiến Kinh Châu thất thủ mà Lưu Phong bị Lưu Bị lạnh nhạt, cuối cùng mất cả sinh mạng.

Con trai thứ hai của Lưu Bị là Lưu Thiện, chính là A Đẩu chúng ta rất quen thuộc. Tiếc rằng, A Đẩu đã không giữ vững được giang sơn mà Lưu Bị vất vả giành được. Khi Gia Cát Lượng quyết định muốn hoàn thành di nguyện của Lưu Bị, A Đẩu mặc dù không phản đối nhưng cũng không đồng ý, vì vậy chưa dốc hết mình trong nhiều lần Bắc phạt, dẫn đến thất bại, Gia Cát Lượng vì lao lực mà qua đời, Thục Hán cuối cùng bị diệt vong.

Trên thực tế, ngoài Lưu Phong và Lưu Thiện, Lưu Bị còn có hai người con trai là Lưu Vĩnh và Lưu Lý. Tuy nhiên, hai người này không quá nổi bật vào thời điểm đó nên không có quá nhiều người biết đến họ.

Khi kết nối tên của bốn người con trai này lại sẽ thấy rằng tham vọng của Lưu Bị thực ra rất lớn: "Phong Thiện Vĩnh Lý". Nếu liên hệ với tình hình xã hội và hệ thống chính trị cổ đại, sẽ thấy rằng bốn chữ này không hề đơn giản. Vào thời cổ đại, "Phong Thiện" có ý nghĩa là "tế tự thiên địa", việc này thông thường sẽ được hoàn thành bởi bậc quân vương của một nước. Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên làm vậy, vì vậy hai từ này cũng cho thấy Lưu Bị cũng muốn thống trị thiên hạ như Tần Thủy Hoàng.

Còn "Vĩnh" nghĩa là mãi mãi, luôn luôn; "Lý" ý muốn nói thuận theo thiên lý, tức lẽ trời nhưng nó cũng có ý nghĩa là "danh chính ngôn thuận". Bốn chữ này khi kết hợp lại cho thấy Lưu Bị không chỉ hy vọng rằng mình có thể thống nhất thiên hạ, thậm chí còn mong muốn thiên hạ của mình mãi mãi hòa bình và được kế thừa lại. Điều này cũng có nghĩa là tham vọng của Lưu Bị chắc chắn không đơn giản chỉ là dựng nên một quốc gia Thục Hán nhỏ bé, chỉ có được 1/3 thiên hạ. Nhưng thật không may, Lưu Bị đã qua đời không lâu khi thành lập Thục Hán và con cái của ông cũng không nhận ra được lý tưởng của cha mình.

Theo Danviet

>> xem thêm

Bình luận(0)