Trước khi trở thành một thế lực hùng mạnh thời Tam Quốc, Lưu Bị từng làm việc dưới quyền Công Tôn Toản. Khi quân của Tào Tháo tiến đánh Từ Châu, Đào Khiêm khi ấy nhận thấy không có lực lượng đầy đủ để chống lại quân địch.Vì vậy, Đào Khiêm cho người gửi thư cầu cứu thứ sử Thanh Châu là Điền Khải trợ giúp đánh địch. Người này là thủ hạ của Công Tôn Toản.Trong bối cảnh ấy, Điền Khải đang có cuộc đụng độ với lực lượng của Viên Thiệu nên không thể dẫn binh cứu viện. Vì vậy, Điền Khải thông báo cho Công Tôn Toản tình hình ở Từ Châu. Theo đó, Công Tôn Toản hạ lệnh cho Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi chi viện cho Thanh Châu trong cuộc chiến với quân Tào.Lưu Bị được lệnh đi trước nên dẫn theo 4.000 quân sĩ tiến về Từ Châu. Trên đường đi, đội quân của Lưu Bị tăng thêm khi ông chiêu nạp được nhiều nạn dân Ô Hoàn.Nhờ đội quân chi viện của Lưu Bị, Đào Khiêm bảo vệ thành công Từ Châu. Sau sự kiện này, Lưu Bị quyết định ở lại Từ Châu và rất được Đào Khiêm tin tưởng. Đến năm 194, Đào Khiêm ốm nặng nên dâng biểu lên Hán Hiến Đế tiến cử Lưu Bị giữ chức Từ Châu mục thay mình.Thế nhưng khi ấy Lưu Bị từ chối vì cho rằng bản thân không đủ khả năng cai quản Từ Châu. Do vậy, Đào Khiêm quyết định dâng biểu lần nữa nhưng tiến cử Lưu Bị làm thứ sử Dự Châu, đóng quân ở Tiểu Bái gần Hạ Bì (trung tâm Từ Châu).Trước khi qua đời, Đào Khiêm dặn dò thuộc hạ đưa Lưu Bị về Từ Châu và trợ giúp ông cai quản nơi này. Khi về Từ Châu, Lưu Bị vẫn từ chối chức vụ Từ Châu mục.Lưu Bị cho rằng chức vụ quan trọng trên nên để cho Viên Thuật nắm giữ. Tuy nhiên, Khổng Dung đứng ra thuyết phục Lưu Bị khi nói rằng Viên Thuật không hề có thực lực. Nếu đảm nhiệm chức vụ trên thì sẽ không bao lâu rời vào tay địch. Vì vậy, Lưu Bị nhận lời tiếp quản Từ Châu và nhận chức Từ Châu Mục.Ít ai biết rằng, Khổng Dung (153 - 208) - người thuyết phục thành công Lưu Bị nhận chức Từ Châu mục - có thân thế đáng nể khi là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử.Sinh tại nước Lỗ, Khổng Dung nổi tiếng thông minh, có tài thơ văn và là một trong Kiến An thất tử (7 danh sĩ thời Hán Hiến Đế) được người đời ca ngợi với nhiều bài thơ lưu danh sử sách.Mời quý độc giả xem video: Trailer "Tào Tháo" (nguồn: Youtube)
Trước khi trở thành một thế lực hùng mạnh thời Tam Quốc, Lưu Bị từng làm việc dưới quyền Công Tôn Toản. Khi quân của Tào Tháo tiến đánh Từ Châu, Đào Khiêm khi ấy nhận thấy không có lực lượng đầy đủ để chống lại quân địch.
Vì vậy, Đào Khiêm cho người gửi thư cầu cứu thứ sử Thanh Châu là Điền Khải trợ giúp đánh địch. Người này là thủ hạ của Công Tôn Toản.
Trong bối cảnh ấy, Điền Khải đang có cuộc đụng độ với lực lượng của Viên Thiệu nên không thể dẫn binh cứu viện. Vì vậy, Điền Khải thông báo cho Công Tôn Toản tình hình ở Từ Châu. Theo đó, Công Tôn Toản hạ lệnh cho Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi chi viện cho Thanh Châu trong cuộc chiến với quân Tào.
Lưu Bị được lệnh đi trước nên dẫn theo 4.000 quân sĩ tiến về Từ Châu. Trên đường đi, đội quân của Lưu Bị tăng thêm khi ông chiêu nạp được nhiều nạn dân Ô Hoàn.
Nhờ đội quân chi viện của Lưu Bị, Đào Khiêm bảo vệ thành công Từ Châu. Sau sự kiện này, Lưu Bị quyết định ở lại Từ Châu và rất được Đào Khiêm tin tưởng. Đến năm 194, Đào Khiêm ốm nặng nên dâng biểu lên Hán Hiến Đế tiến cử Lưu Bị giữ chức Từ Châu mục thay mình.
Thế nhưng khi ấy Lưu Bị từ chối vì cho rằng bản thân không đủ khả năng cai quản Từ Châu. Do vậy, Đào Khiêm quyết định dâng biểu lần nữa nhưng tiến cử Lưu Bị làm thứ sử Dự Châu, đóng quân ở Tiểu Bái gần Hạ Bì (trung tâm Từ Châu).
Trước khi qua đời, Đào Khiêm dặn dò thuộc hạ đưa Lưu Bị về Từ Châu và trợ giúp ông cai quản nơi này. Khi về Từ Châu, Lưu Bị vẫn từ chối chức vụ Từ Châu mục.
Lưu Bị cho rằng chức vụ quan trọng trên nên để cho Viên Thuật nắm giữ. Tuy nhiên, Khổng Dung đứng ra thuyết phục Lưu Bị khi nói rằng Viên Thuật không hề có thực lực. Nếu đảm nhiệm chức vụ trên thì sẽ không bao lâu rời vào tay địch. Vì vậy, Lưu Bị nhận lời tiếp quản Từ Châu và nhận chức Từ Châu Mục.
Ít ai biết rằng, Khổng Dung (153 - 208) - người thuyết phục thành công Lưu Bị nhận chức Từ Châu mục - có thân thế đáng nể khi là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử.
Sinh tại nước Lỗ, Khổng Dung nổi tiếng thông minh, có tài thơ văn và là một trong Kiến An thất tử (7 danh sĩ thời Hán Hiến Đế) được người đời ca ngợi với nhiều bài thơ lưu danh sử sách.
Mời quý độc giả xem video: Trailer "Tào Tháo" (nguồn: Youtube)