Trong nghiên cứu mới đây về thành phần làm nên con dao găm đặt trên đùi phải của pharaoh Ai Cập Tutankhamun, các chuyên gia phát hiện nguyên liệu sắt làm nên con dao đó có nguồn gốc từ thiên thạch.
Phát hiện bất ngờ này do một nhóm nghiên cứu đến từ Bách Khoa Milan (Politecnico di Milano), ĐH Pisa và Bảo tàng Ai Cập ở Cairo công bố trên tạp chí Meteoritics and Planetary Science.
|
Con dao găm được tìm thấy trên đùi phải của pharaoh Ai Cập Tutankhamun. |
Con dao găm được chôn cất bên cạnh pharaoh Tutankhamun hiện được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở thủ đô Cairo. Con dao này không bị rỉ sét, làm hoàn toàn từ sắt và cán dao được trang trí bằng các họa tiết làm từ vàng vô cùng tinh xảo.
“Sắt có trong thiên thạch có tỷ lệ % niken khá cao”, tác giả chính của công trình nghiên cứu Daniela Comelli công tác tại khoa Vật lý của Bách Khoa Milan chia sẻ với Discovery News.
Trên thực tế, thành phần chủ yếu của thiên thạch là sắt và niken, trong đó sắt chiếm khoảng 90%, niken chiếm khoảng 4 – 8% và còn lại là lượng nhỏ coban, phốt pho, lưu huỳnh và cacbon.
Kết quả nghiên cứu
con dao găm chôn cất cùng pharaoh nổi tiếng Ai Cập Tutankhamun cho thấy hàm lượng niken có trong lưỡi dao găm chiếm tới gần 11%.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người
Ai Cập cổ đại sử dụng thiên thạch để sản xuất những đồ vật quý giá để họ có thể cảm nhận được những thiên thạch rơi từ trên trời xuống như một thông điệp của Chúa trời.
Theo các nhà nghiên cứu, từ hơn 5.000 năm trước, người Ai Cập cổ đại đã làm chủ kỹ thuật xử lý sắt từ thiên thạch, trước khi kỹ thuật nung chảy sắt xuất hiện gần 2.000 năm sau đó.