Vừa qua, mạng xã hội lan truyền một số hình ảnh tượng quân lính thời phong kiến được chất lên xe tải và chở về TP. Đà Lạt. Các tượng này được phủ một lớp màu vàng, đỏ. Hình ảnh này làm người ta liên tưởng đến "đội quân đất nung" có nguồn gốc ở Trung Quốc. Nhưng ông Ngô Quang Phúc, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Liên Minh Group, đây là các bức tượng mô phỏng lại tượng lính Việt xưa có họa tiết Đông Sơn hoa văn gốc tích của người Việt trên áo giáp và binh khí.Để rộng đường dư luận, Kiến Thức xin đưa lại hình ảnh những bức tượng binh lính thời xưa tại các lăng mộ cổ nổi tiếng Việt Nam. Trong ảnh là tượng binh lính cổ ở lăng đá Quận Vân (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội). Lăng được xây dựng từ năm 1733, là nơi an táng Đô đốc Đại giang Quận công Đỗ Bá Phẩm.Tượng được chạm khắc theo phương pháp tả thực, đường nét rất sống động với tay cầm đao, dáng đứng vững chãi, khuôn mặt nghiêm nghị.Tượng quan võ ở lăng Quận Mãn (phường An Hoạch, TP.Thanh Hóa). Lăng là nơi thờ quận Mãn Lê Trung Nghĩa (? - 1786), một nhân vật lịch sử có nhiều công trạng tại địa phương.Các bức tượng này được tạo tác cầu kỳ và sinh động với giáp trụ, vũ khí (gươm) được mô tả chi tiết, mang những nét điển hình của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 18.Tượng lính canh ở lăng Quận Mãn. So với các quan võ, trang phục của người lính đơn giản hơn nhiều.Tượng quan hầu dắt ngựa ở lăng Quận công Phạm Đôn Nghị. Theo sử sách, Quận công Phạm Đôn Nghị (1728- 1789) là võ quan từng đi kinh lý giữ yên cõi bờ và bình định những cuộc nổi dậy.Tượng được tạo hình rất sống động, mang phong cách chân dung tả thực, một nét rất đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc Việt thế kỷ 17 - 18.Phù điêu binh sĩ cầm chùy ở nhà bia lăng Quận công Phạm Đôn Nghị được chạm khắc rất tinh xảo trên đá, là tác phẩm ấn tượng khác ở khu lăng mộ này.Hình tượng quan võ tuyệt đẹp được khắc trên nhà bia lăng Quận công Phạm Mẫn Trực (xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Theo sử sách, Quận công Phạm Mẫn Trực là quan võ, từng làm trong đội tượng binh và tổng thái giám của triều đình vua Lê, chúa Trịnh.Hàng tượng quan hầu bằng đá ở phế tích đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn (xã Tiên Hội, Đông Anh, Hà Nội). Nguyễn Đình Huấn là một vị Quận công xuất thân từ quan võ, từng phò tá hai chúa Trịnh Doanh và Trịnh Sâm tại phủ chúa ở kinh thành Thăng Long.Các bức tượng ở đây mang phong cách nghệ thuật điển hình của thời Lê trung hưng. Mỗi bức lại mang những đặc điểm riêng về tướng mạo, y phục, không có cặp tượng nào giống nhau hoàn toàn.Các chi tiết chính trên thân tượng một pho tượng ở đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn.Tượng lính hầu ở lăng vua Khải Định (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Khải Định (1885-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, ở ngôi từ năm 1916-1925.
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC1
Vừa qua, mạng xã hội lan truyền một số hình ảnh tượng quân lính thời phong kiến được chất lên xe tải và chở về TP. Đà Lạt. Các tượng này được phủ một lớp màu vàng, đỏ. Hình ảnh này làm người ta liên tưởng đến "đội quân đất nung" có nguồn gốc ở Trung Quốc. Nhưng ông Ngô Quang Phúc, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Liên Minh Group, đây là các bức tượng mô phỏng lại tượng lính Việt xưa có họa tiết Đông Sơn hoa văn gốc tích của người Việt trên áo giáp và binh khí.
Để rộng đường dư luận, Kiến Thức xin đưa lại hình ảnh những bức tượng binh lính thời xưa tại các lăng mộ cổ nổi tiếng Việt Nam. Trong ảnh là tượng binh lính cổ ở lăng đá Quận Vân (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội). Lăng được xây dựng từ năm 1733, là nơi an táng Đô đốc Đại giang Quận công Đỗ Bá Phẩm.
Tượng được chạm khắc theo phương pháp tả thực, đường nét rất sống động với tay cầm đao, dáng đứng vững chãi, khuôn mặt nghiêm nghị.
Tượng quan võ ở lăng Quận Mãn (phường An Hoạch, TP.Thanh Hóa). Lăng là nơi thờ quận Mãn Lê Trung Nghĩa (? - 1786), một nhân vật lịch sử có nhiều công trạng tại địa phương.
Các bức tượng này được tạo tác cầu kỳ và sinh động với giáp trụ, vũ khí (gươm) được mô tả chi tiết, mang những nét điển hình của nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 18.
Tượng lính canh ở lăng Quận Mãn. So với các quan võ, trang phục của người lính đơn giản hơn nhiều.
Tượng quan hầu dắt ngựa ở lăng Quận công Phạm Đôn Nghị. Theo sử sách, Quận công Phạm Đôn Nghị (1728- 1789) là võ quan từng đi kinh lý giữ yên cõi bờ và bình định những cuộc nổi dậy.
Tượng được tạo hình rất sống động, mang phong cách chân dung tả thực, một nét rất đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc Việt thế kỷ 17 - 18.
Phù điêu binh sĩ cầm chùy ở nhà bia lăng Quận công Phạm Đôn Nghị được chạm khắc rất tinh xảo trên đá, là tác phẩm ấn tượng khác ở khu lăng mộ này.
Hình tượng quan võ tuyệt đẹp được khắc trên nhà bia lăng Quận công Phạm Mẫn Trực (xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Theo sử sách, Quận công Phạm Mẫn Trực là quan võ, từng làm trong đội tượng binh và tổng thái giám của triều đình vua Lê, chúa Trịnh.
Hàng tượng quan hầu bằng đá ở phế tích đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn (xã Tiên Hội, Đông Anh, Hà Nội). Nguyễn Đình Huấn là một vị Quận công xuất thân từ quan võ, từng phò tá hai chúa Trịnh Doanh và Trịnh Sâm tại phủ chúa ở kinh thành Thăng Long.
Các bức tượng ở đây mang phong cách nghệ thuật điển hình của thời Lê trung hưng. Mỗi bức lại mang những đặc điểm riêng về tướng mạo, y phục, không có cặp tượng nào giống nhau hoàn toàn.
Các chi tiết chính trên thân tượng một pho tượng ở đền thờ Quận công Nguyễn Đình Huấn.
Tượng lính hầu ở lăng vua Khải Định (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Khải Định (1885-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, ở ngôi từ năm 1916-1925.
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC1