Ai là thiên tài chế tạo tên lửa của Đức Quốc xã?

Google News

(Kiến Thức) - Eugen Sanger được đánh giá là một trong những thiên tài chế tạo tên lửa xuất sắc của Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới 2.

Eugen Sanger sinh ra ở Pressnitz, Áo-Hungary năm 1905. Khi trưởng thành, ông đã có cảm hứng về tên lửa từ các tác phẩm của Herman Oberth. Herman được mệnh danh là cha đẻ của ngành tên lửa nước Đức. Chính vì vậy, ông Sanger đã theo đuổi ngành hàng không và tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật ở Vienna vào năm 1931 sau khi viết luận án thứ hai. Trước đó, luận án thứ nhất của ông về động tên lửa đẩy bị từ chối với lý do là nó xa rời thực tế, không hợp lý.
Vào giữa những năm 1930, Sanger là một giáo sư công tác ngay tại trường đại học mà ông từng học. Ông cũng thiết kế tàu vũ trụ. Đây là một trong những dự án mà ông dự đoán có thể bay qua tầng bình lưu thấp và có thể đến một điểm bất kỳ trên Trái đất trong vòng 1 giờ đồng hồ. Đối với ông Sanger, mục tiêu của ông là phát triển một hệ thống giao thông vận tải thương mại tiên tiến cho hành khách và lưu thông hàng hóa. Điểm mấu chốt trong các thiết kế của ông là hình dạng của phương tiện này. 
Cánh nhỏ, phần trước nhọn, hai bên cạnh mỏng, đáy phẳng sẽ khiến cho phương tiện đó có thể di chuyển ra khỏi những tầng đất thấp hơn trong bầu khí quyển, giống như một hòn đá di chuyển trên mặt hồ tĩnh lặng. Các chuyến bay được hỗ trợ một phần đó là tên lửa đẩy sẽ khởi động nó trên một quỹ đạo phóng điện hồ quang. Nhờ vào đáy phẳng của mình, nó sẽ nhảy và trượt đến đích, với một phi công điều khiển. Theo quan điểm của ông Sanger, đây là bước đầu tiên trên con đường chinh phục vũ trụ và là cách tốt nhất để khai thác công nghệ trong thời điểm hiện tại. Một trong những phần còn thiếu trong bản thiết kế là hệ thống động cơ đẩy, đặc biệt là buồng đốt áp suất phải bền và thùng chứa nhiên liệu.
Thiên tài chế tạo tên lửa của Đức, nhà vật lý người Áo Eugen Sanger đã có nhiều dự án xuất sắc.
Giống như thiên tài von Braun, ông Sanger đã nhanh chóng nhận ra rằng ông rất cần nguồn tài trợ kinh phí từ quân đội để có thể khiến những phát minh của ông cất cánh khỏi mặt đất. Sau một thời gian ngắn gia nhập chi nhánh Đức quốc xã ở Áo và chi nhánh cơ quan SS tại quốc gia này, ông Sanger đã có ý tưởng về một phương tiện chiến đấu hiệu quả cho quân đội Áo. Phương tiện chiến đấu đó được trang bị vũ khí. Nó có thể mang một quả bom và đánh chính xác vào một mục tiêu xác định trước ở bất cứ nơi nào trên Trái đất. Tuy nhiên, ý tưởng đó của thiên tài Sanger bị từ chối vào đầu năm 1934. Khi đó, Bộ Quốc phòng Quốc gia Áo cho biết phương tiện đó không khả thi bởi vì nó dựa ôxy lỏng và việc đốt cháy hydrocarbon - một phản ứng hóa học chưa được biết đến vào thời điểm đó. Không ai nghĩ rằng bây giờ nó đã trở thành hiện thực và là một phần của động cơ đẩy. Nó cũng có nguy cơ phát nổ khá cao.
Vào năm 1936, quân đội Đức quốc xã đã gọi điện thoại cho ông Sanger. Sau đó, ông được tuyển chọn vào Viện nghiên cứu Göring Herman - bộ phận nghiên cứu vũ khí của Không quân Đức. Vào thời điểm trên, Không quân Đức quan tâm đến chương trình nghiên cứu tên lửa. Dưới sự chỉ đạo của Đại tá Karl Becker, đội nghiên cứu tên lửa của Không quân Đức được Walter Dornberger và Wernher von Braun dẫn dắt.
Trong thời gian ở đây, nhà vật lý Sanger đã thực hiện dự án Chim bạc và dự định đưa nó lên quỹ đạo thấp (khoảng 80 dặm trên mặt đất) bằng một động cơ đẩy 100 tấn, di chuyển với vận tốc 13.000 dặm/giờ. Sau đó, nó sẽ tách ra và di chuyển tới độ cao cần thiết để có thể thả 36 quả tên lửa V-2. Và chỉ mất 30 giây sau khi khởi động, động cơ đẩy sẽ tách khỏi máy bay.
Bản kế hoạch dài 900 trang của ông Sanger còn mô tả rằng khi đến New York, Chim bạc sẽ cho nổ các quả bom bọc cát phóng xạ nhằm tạo ra một đám mây phóng xạ bên trên thành phố. Chính vì vậy một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là nguyên mẫu của một loại bom bẩn.
Theo phác thảo của ông Sanger, Chim bạc sẽ được đưa lên quỹ đạo thấp (khoảng 80 dặm trên mặt đất) bằng một động cơ đẩy 100 tấn, di chuyển với vận tốc 13.000 dặm/giờ. Sau đó, nó sẽ tách ra và di chuyển tới độ cao cần thiết để có thể thả 36 quả tên lửa V-2. Chỉ mất 30 giây sau khi khởi động, động cơ đẩy sẽ tách khỏi máy bay.
Bản kế hoạch dài 900 trang của Saenger còn mô tả rằng, Chim bạc khi đến New York sẽ cho nổ các quả bom bọc cát phóng xạ nhằm tạo ra một đám mây phóng xạ bao phủ trên thành phố. Theo các nhà nghiên cứu, đây là nguyên mẫu của một loại bom bẩn.
Mặc dù kế hoạch trên bị bác bỏ nhưng những nghiên cứu của Sanger đã mở đường cho sự ra đời của các tàu du hành không gian và tàu con thoi hiện đại.
Tiến sĩ Daivid Baker đồng thời là một nhà sử học không gian cho hay: "Những ý tưởng của Sanger đã ảnh hưởng rất nhiều tới các nghiên cứu về du hành không gian ở Mỹ sau chiến tranh. Một loạt các khái niệm tàu bay vũ trụ đã được phát triển dựa trên lý thuyết của ông".
Sau khi chính quyền Đức quốc xã của Hitler sụp đổ năm 1945, thiên tài người Áo Sanger đã trốn sang Pháp và qua đời vào năm 1964.
Tâm Anh (theo Popsci)

Bình luận(0)