Cửu đỉnh là bộ 9 chiếc đỉnh đồng lớn được đúc tại Kinh thành Huế dưới thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Việc đúc Cửu đỉnh được bắt đầu vào tháng 10 năm Ất Mùi 1835, kéo dài tới đầu năm 1837 mới hoàn thành. Ngày 4/3/1837, triều đình nhà Nguyễn tổ chức lễ khánh thành và an vị cho Cửu đỉnh dưới sự chủ lễ của vua Minh Mạng. Ảnh: Cửu đỉnh trước Thế Tổ Miếu trong Đại Nội. Chiếc đỉnh lớn nhất được đặt ở giữa là Cao đỉnh.
Cửu đỉnh được coi như biểu trưng và là pháp khí của triều đình nhà Nguyễn đương thời. Sau khi đúc xong, 9 chiếc đỉnh này được an vị tại sân chầu trước Thế Tổ Miếu, phía sau Hiển Lâm Các trong Hoàng Thành (Đại Nội). Ảnh: Cửu đỉnh – góc nhìn về phía Hiển Lâm Các.
Các đỉnh được đặt tên lần lượt là: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh. Cửu đỉnh được xếp một hàng ngang, đối diện với 9 gian thờ trong Thế Tổ Miếu, tương ứng với 9 vua được thờ trong miếu. Riêng chiếc đỉnh lớn nhất (Cao đỉnh) là chiếc đỉnh ứng với vua Gia Long – vua sáng lập triều Nguyễn - được đặt chính giữa và nhích về phía trước so với 8 chiếc còn lại. Ảnh: Cao đỉnh, chiếc đỉnh lớn nhất, có trọng lượng 2.601kg, cao 2m50. Cao đỉnh tượng trưng cho vua Gia Long - vị vua sáng lập triều Nguyễn.
Bên cạnh giá trị điêu khắc tuyệt mỹ, Cửu đỉnh được coi là bộ bách khoa thư của Việt Nam được các học sỹ dưới thời phong kiến soạn ra một cách hết sức tổng quát, phong phú, tài tình. Trên mỗi đỉnh có 18 hình khắc, ngoại trừ 1 hình khắc tên của đỉnh thì 17 hình còn lại là những hình ảnh mô tả cảnh vật, sản vật của đất nước. Ảnh: Ngưu Chử Giang (khắc trên Cao đỉnh): sông Bến Nghé (còn gọi là sông Tân Bình, sông Sài Gòn) – con sông lớn ở Nam Bộ chảy qua địa phận Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh ngày nay.
Tổng cộng có 153 hình ảnh đậm tính dân tộc, tính dân gian cùng tên gọi được khắc trên 9 đỉnh. Các hình này được phân thành các nhóm như: tinh tú, núi sông, cửa biển, lãnh hải, cửa ải, hoa cỏ, động vật, binh khí, xe thuyền... Các đỉnh có chung hình dáng nhưng các chi tiết khác nhau, khối lượng và kích thước cũng khác nhau. Đỉnh cao nhất là 2m50 và nặng nhất là 2.601 kg (Cao đỉnh); đỉnh thấp nhất là 2m31, nhẹ nhất là 1.935 kg (Huyền đỉnh). Ảnh: Đông Hải (Cao đỉnh): Vùng biển phía đông đất nước.
Cửu đỉnh cũng được coi là bộ sách địa dư của Việt Nam, với những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu được giới thiệu đủ trên khắp 3 miền, thể hiện một tư tưởng hoà bình, thống nhất đất nước. Đặc biệt, triều đình nhà Nguyễn đã xác lập chủ quyền lãnh hải quốc gia trên Cửu đỉnh với hình ảnh của Đông Hải (Biển Đông) của Việt Nam, và cả các vùng biển Nam Hải (biển phía nam đất nước, khu vực các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau), Tây Hải (biển phía tây đất nước, khu vực các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, giáp vịnh Thái Lan). Ảnh: Ngự Bình Sơn (Nhân đỉnh): Núi Ngự Bình (còn gọi là Hòn Mô, Bằng Sơn, Bàn Sơn) - ngọn núi phía trước Kinh thành Huế, được coi là “tiền án” của Kinh thành. Trải qua gần 180 năm, qua thời gian và khói lửa chiến tranh, Cửu đỉnh vẫn tồn tại và xứng đáng là một kiệt tác điêu khắc của người xưa, là báu vật của đất nước. Ngày 1/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 1) cho 30 hiện vật/ nhóm hiện vật – trong đó có bộ Cửu đỉnh nhà Nguyễn. Ảnh: Hương Giang (Nhân đỉnh): Sông Hương – con sông lớn ở Thừa Thiên Huế, chảy qua trước Kinh thành Huế và đổ ra biển ở cửa Thuận An.
Nam Hải (Nhân đỉnh): Vùng biển phía nam đất nước.
Tây Hải (Chương đỉnh): Vùng biển phía tây đất nước.
Linh Giang (Chương đỉnh): Sông Linh (hay sông Gianh) – con sông lớn ở tỉnh Quảng Bình.
Cửu đỉnh là bộ 9 chiếc đỉnh đồng lớn được đúc tại Kinh thành Huế dưới thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Việc đúc Cửu đỉnh được bắt đầu vào tháng 10 năm Ất Mùi 1835, kéo dài tới đầu năm 1837 mới hoàn thành. Ngày 4/3/1837, triều đình nhà Nguyễn tổ chức lễ khánh thành và an vị cho Cửu đỉnh dưới sự chủ lễ của vua Minh Mạng. Ảnh: Cửu đỉnh trước Thế Tổ Miếu trong Đại Nội. Chiếc đỉnh lớn nhất được đặt ở giữa là Cao đỉnh.
Cửu đỉnh được coi như biểu trưng và là pháp khí của triều đình nhà Nguyễn đương thời. Sau khi đúc xong, 9 chiếc đỉnh này được an vị tại sân chầu trước Thế Tổ Miếu, phía sau Hiển Lâm Các trong Hoàng Thành (Đại Nội). Ảnh: Cửu đỉnh – góc nhìn về phía Hiển Lâm Các.
Các đỉnh được đặt tên lần lượt là: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh. Cửu đỉnh được xếp một hàng ngang, đối diện với 9 gian thờ trong Thế Tổ Miếu, tương ứng với 9 vua được thờ trong miếu. Riêng chiếc đỉnh lớn nhất (Cao đỉnh) là chiếc đỉnh ứng với vua Gia Long – vua sáng lập triều Nguyễn - được đặt chính giữa và nhích về phía trước so với 8 chiếc còn lại. Ảnh: Cao đỉnh, chiếc đỉnh lớn nhất, có trọng lượng 2.601kg, cao 2m50. Cao đỉnh tượng trưng cho vua Gia Long - vị vua sáng lập triều Nguyễn.
Bên cạnh giá trị điêu khắc tuyệt mỹ, Cửu đỉnh được coi là bộ bách khoa thư của Việt Nam được các học sỹ dưới thời phong kiến soạn ra một cách hết sức tổng quát, phong phú, tài tình. Trên mỗi đỉnh có 18 hình khắc, ngoại trừ 1 hình khắc tên của đỉnh thì 17 hình còn lại là những hình ảnh mô tả cảnh vật, sản vật của đất nước. Ảnh: Ngưu Chử Giang (khắc trên Cao đỉnh): sông Bến Nghé (còn gọi là sông Tân Bình, sông Sài Gòn) – con sông lớn ở Nam Bộ chảy qua địa phận Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh ngày nay.
Tổng cộng có 153 hình ảnh đậm tính dân tộc, tính dân gian cùng tên gọi được khắc trên 9 đỉnh. Các hình này được phân thành các nhóm như: tinh tú, núi sông, cửa biển, lãnh hải, cửa ải, hoa cỏ, động vật, binh khí, xe thuyền... Các đỉnh có chung hình dáng nhưng các chi tiết khác nhau, khối lượng và kích thước cũng khác nhau. Đỉnh cao nhất là 2m50 và nặng nhất là 2.601 kg (Cao đỉnh); đỉnh thấp nhất là 2m31, nhẹ nhất là 1.935 kg (Huyền đỉnh). Ảnh: Đông Hải (Cao đỉnh): Vùng biển phía đông đất nước.
Cửu đỉnh cũng được coi là bộ sách địa dư của Việt Nam, với những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu được giới thiệu đủ trên khắp 3 miền, thể hiện một tư tưởng hoà bình, thống nhất đất nước. Đặc biệt, triều đình nhà Nguyễn đã xác lập chủ quyền lãnh hải quốc gia trên Cửu đỉnh với hình ảnh của Đông Hải (Biển Đông) của Việt Nam, và cả các vùng biển Nam Hải (biển phía nam đất nước, khu vực các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau), Tây Hải (biển phía tây đất nước, khu vực các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, giáp vịnh Thái Lan). Ảnh: Ngự Bình Sơn (Nhân đỉnh): Núi Ngự Bình (còn gọi là Hòn Mô, Bằng Sơn, Bàn Sơn) - ngọn núi phía trước Kinh thành Huế, được coi là “tiền án” của Kinh thành.
Trải qua gần 180 năm, qua thời gian và khói lửa chiến tranh, Cửu đỉnh vẫn tồn tại và xứng đáng là một kiệt tác điêu khắc của người xưa, là báu vật của đất nước. Ngày 1/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia (đợt 1) cho 30 hiện vật/ nhóm hiện vật – trong đó có bộ Cửu đỉnh nhà Nguyễn. Ảnh: Hương Giang (Nhân đỉnh): Sông Hương – con sông lớn ở Thừa Thiên Huế, chảy qua trước Kinh thành Huế và đổ ra biển ở cửa Thuận An.
Nam Hải (Nhân đỉnh): Vùng biển phía nam đất nước.
Tây Hải (Chương đỉnh): Vùng biển phía tây đất nước.
Linh Giang (Chương đỉnh): Sông Linh (hay sông Gianh) – con sông lớn ở tỉnh Quảng Bình.