1. Đường Vấn Sinh: Đường Vấn Sinh là nữ phiên dịch của Mao Trạch Đông. Trong thời gian Tổng thống Mỹ Nixon thăm chính thức Trung Quốc, Đường Vấn Sinh chính là người đảm nhiệm công tác phiên dịch cho hai nước. Những thế hệ người Trung Quốc trên độ tuổi 50 hiện nay hầu như đều lưu giữ ấn tượng sâu sắc về nữ thư ký xinh đẹp, tài giỏi Đường Vấn Sinh. Nhờ vốn tiếng Anh lưu loát trôi chảy, cô gái họ Đường đã được chọn mặt gửi vàng để trở thành phiên dịch tiếng Anh cho Chủ tịch Mao. Cô thường xuyên tháp tùng Mao Chủ tịch trong các sự kiện quan trọng.
Một bức ảnh chụp Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và nữ thư ký Đường Vấn Sinh trong một sự kiện.
Trong ảnh là Tổng thống Mỹ Nixon, Giang Thanh và nữ phiên dịch đoan trang Đường Vấn Sinh.
2. Chương Hàm Chi: Thư ký của Mao Trạch Đông sau giai đoạn kiến quốc. Chương Hàm Chi vốn là con gái nuôi của Chương Sĩ Chiêu – một nhân sĩ dân chủ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Bà từng đảm nhiệm vai trò là giáo viên Anh văn của Mao Trạch Đông, đồng thời là một nhà ngoại giao nổi tiếng của Trung Quốc.
Chương Hàm Chi sinh năm 1935 tại Thượng Hải, mất hồi 8h20 phút ngày 26/1/2008 tại bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh, hưởng thọ 73 tuổi. Con gái bà – Hồng Hoàng chính là người đã ở bên cạnh mẹ trong những phút cuối đời. Trong ảnh là di ảnh của Chương Hàm Chi.
3. Ngô Lệ Lệ: Phiên dịch của Mao Trạch Đông. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Ngô Lệ Lệ đã đi du học tại Mỹ.
Sau sự biến Lư Câu Kiều ngày 7/7/1937, bà trở về Trung Quốc tham gia phong trào kháng Nhật. Trong ảnh là Ngô Lệ Lệ ở Diên An.
4. Tống Mỹ Linh: Sau khi kết hôn với Tưởng Giới Thạch hồi tháng 12/1927, bà trở thành phiên dịch tiếng Anh kiêm thư ký cho đấng phu quân. Tống Mỹ Linh thời bấy giờ nổi lên như người đàn bà thép rất năng động trên lĩnh vực ngoại giao. Bà chính là người giới thiệu cho Tưởng Giới Thạch nhiều nét văn hóa, chính trị phương Tây, đồng thời khuyến khích Tưởng thân Mỹ.
Sau khi kháng chiến chống Nhật bùng nổ, Tống Mỹ Linh đảm nhiệm vị trí chỉ đạo ủy ban phụ nữ toàn quốc và chủ trì Hiệp hội tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi toàn quốc. Năm 1943, Tống Mỹ Linh tháp tùng Tưởng Giới Thạch tham dự hội nghị Cairo. Trong ảnh là vợ chồng Tống – Tưởng tại hội nghị Cairo.
Khi Tưởng Giới Thạch tăng cường hoạt động ngoại giao hợp tác nhiều mặt với Mỹ, Anh, Tống Mỹ Linh không chỉ là một phiên dịch, một trợ thủ đắc lực cho chồng, mà còn là một cố vấn có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với những quyết định của Tưởng.
5. Dụ Đức Linh: Dụ Đức Linh là phiên dịch của Từ Hy thái hậu. Bà là người dân tộc Mãn, sinh năm 1886 tại Vũ Xương. Thưở nhỏ và trong giai đoạn thanh thiếu niên, Dụ Đức Linh sống tại Sa Thị, Kinh Châu.
Vào những năm đầu của thế kỷ trước, tài sắc vẹn toàn, lại thêm khả năng tinh thông 8 ngoại ngữ, Dụ Đức Linh đã bước chân vào chốn hoàng cung vừa thần bí lại đầy rẫy những hiểm nguy và cám dỗ. Bà chính thức trở thành ngự tiền nữ quan, đảm nhiệm công việc phiên dịch cho Từ Hy thái hậu. Trong ảnh là chân dung Dụ Đức Linh.
Chân dung nữ phiên dịch xinh đẹp tài giỏi Dụ Đức Linh.
1. Đường Vấn Sinh: Đường Vấn Sinh là nữ phiên dịch của Mao Trạch Đông. Trong thời gian Tổng thống Mỹ Nixon thăm chính thức Trung Quốc, Đường Vấn Sinh chính là người đảm nhiệm công tác phiên dịch cho hai nước. Những thế hệ người Trung Quốc trên độ tuổi 50 hiện nay hầu như đều lưu giữ ấn tượng sâu sắc về nữ thư ký xinh đẹp, tài giỏi Đường Vấn Sinh. Nhờ vốn tiếng Anh lưu loát trôi chảy, cô gái họ Đường đã được chọn mặt gửi vàng để trở thành phiên dịch tiếng Anh cho Chủ tịch Mao. Cô thường xuyên tháp tùng Mao Chủ tịch trong các sự kiện quan trọng.
Một bức ảnh chụp Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và nữ thư ký Đường Vấn Sinh trong một sự kiện.
Trong ảnh là Tổng thống Mỹ Nixon, Giang Thanh và nữ phiên dịch đoan trang Đường Vấn Sinh.
2. Chương Hàm Chi: Thư ký của Mao Trạch Đông sau giai đoạn kiến quốc. Chương Hàm Chi vốn là con gái nuôi của Chương Sĩ Chiêu – một nhân sĩ dân chủ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Bà từng đảm nhiệm vai trò là giáo viên Anh văn của Mao Trạch Đông, đồng thời là một nhà ngoại giao nổi tiếng của Trung Quốc.
Chương Hàm Chi sinh năm 1935 tại Thượng Hải, mất hồi 8h20 phút ngày 26/1/2008 tại bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh, hưởng thọ 73 tuổi. Con gái bà – Hồng Hoàng chính là người đã ở bên cạnh mẹ trong những phút cuối đời. Trong ảnh là di ảnh của Chương Hàm Chi.
3. Ngô Lệ Lệ: Phiên dịch của Mao Trạch Đông. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Ngô Lệ Lệ đã đi du học tại Mỹ.
Sau sự biến Lư Câu Kiều ngày 7/7/1937, bà trở về Trung Quốc tham gia phong trào kháng Nhật. Trong ảnh là Ngô Lệ Lệ ở Diên An.
4. Tống Mỹ Linh: Sau khi kết hôn với Tưởng Giới Thạch hồi tháng 12/1927, bà trở thành phiên dịch tiếng Anh kiêm thư ký cho đấng phu quân. Tống Mỹ Linh thời bấy giờ nổi lên như người đàn bà thép rất năng động trên lĩnh vực ngoại giao. Bà chính là người giới thiệu cho Tưởng Giới Thạch nhiều nét văn hóa, chính trị phương Tây, đồng thời khuyến khích Tưởng thân Mỹ.
Sau khi kháng chiến chống Nhật bùng nổ, Tống Mỹ Linh đảm nhiệm vị trí chỉ đạo ủy ban phụ nữ toàn quốc và chủ trì Hiệp hội tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi toàn quốc. Năm 1943, Tống Mỹ Linh tháp tùng Tưởng Giới Thạch tham dự hội nghị Cairo. Trong ảnh là vợ chồng Tống – Tưởng tại hội nghị Cairo.
Khi Tưởng Giới Thạch tăng cường hoạt động ngoại giao hợp tác nhiều mặt với Mỹ, Anh, Tống Mỹ Linh không chỉ là một phiên dịch, một trợ thủ đắc lực cho chồng, mà còn là một cố vấn có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với những quyết định của Tưởng.
5. Dụ Đức Linh: Dụ Đức Linh là phiên dịch của Từ Hy thái hậu. Bà là người dân tộc Mãn, sinh năm 1886 tại Vũ Xương. Thưở nhỏ và trong giai đoạn thanh thiếu niên, Dụ Đức Linh sống tại Sa Thị, Kinh Châu.
Vào những năm đầu của thế kỷ trước, tài sắc vẹn toàn, lại thêm khả năng tinh thông 8 ngoại ngữ, Dụ Đức Linh đã bước chân vào chốn hoàng cung vừa thần bí lại đầy rẫy những hiểm nguy và cám dỗ. Bà chính thức trở thành ngự tiền nữ quan, đảm nhiệm công việc phiên dịch cho Từ Hy thái hậu. Trong ảnh là chân dung Dụ Đức Linh.
Chân dung nữ phiên dịch xinh đẹp tài giỏi Dụ Đức Linh.