Khi còn sống, Mao Trạch Đông đã kiên quyết phản đối chế độ đặc quyền, ông nói không với chế độ đãi ngộ đặc biệt. Trung Quốc những năm 60 rất nghèo đói, vào những ngày khó khăn nhất, con gái ông là Lý Mẫn và Lý Nột cũng chịu cảnh bụng đói như tất cả người dân Trung Quốc. Nhưng, vào những năm cuối đời, vì sức khỏe của ông yếu đi, nên ông không thể không “đặc biệt” được nữa. 1. Đội y tế. Đội y tế của Mao Trạch Đông đã có hai lần thay đổi thành viên trước và sau khi thành lập. Lần thứ nhất từ năm 1971 đến năm 1972, cũng là thời gian Tổng thống Mỹ Nixon viếng thăm Trung Quốc. Lần thứ hai vào năm 1974 khi Mao Trạch Đông sắp qua đời. Vì bác sĩ ngoại khoa Ngô Giai Bình thuộc nhóm một đã chuyển sang phục vụ Đặng Tiểu Bình. Lễ đề bạt giáo sư Từ Đào Giáo làm đội phó đội y tế lần một của Mao Trạch Đông. 2. Nhóm Đại Tự Bản. Sở dĩ nhóm được đặt tên là “Đại Tự Bản” là vì nhóm sẽ ghi chép lại những quyển sách mà Mao Trạch Đông muốn xem, sau đó sẽ biên tập lại thành “chữ to” rồi cho xuất bản. Nhóm được thành lập vào mùa thu năm 1972. Lần đầu tiên nhóm biên tập bốn cuốn “Tạ An”, “”Tạ Huyền”, “Hoàn Y”, “Lưu Lao Chi” trong bộ “Tấn Thư” theo yêu cầu của Mao Trạch Đông. Trong ảnh là cuốn “Diêm Thiết Luận” được in lại theo cỡ chữ to. Với những chuyển biến nghiêm trọng của căn bệnh đục thủy tinh thể của Mao Trạch Đông, nhóm Đại Tự Bản đã cho in các quyển sách thành “cỡ chữ 36pt”. Nhưng thời đó chưa có cỡ chữ này, vì vậy Xưởng in Trung Hoa ở Thượng Hải đã đúc khuôn chữ 36pt riêng cho Mao Trạch Đông. 4. Nhóm hát ngâm. Nhóm bí mật thu âm những bài ngâm thơ cổ. Việc tổ chức và ghi âm là do Bộ trưởng Bộ văn hóa Vu Hội Dưỡng đảm đương. Trong ảnh là nghệ sĩ hát ngâm Nhạc Mỹ, thành viên của nhóm. Các nghệ sĩ nổi tiếng thời đó hội tụ với nhau, gồm có diễn viên múa ba lê Lưu Đức Hải, nghệ sĩ đàn nhị Mẫn Huệ Phần, nghệ sĩ thổi sáo Trương Hiểu Huy v.v. Bảo tàng Thiều Sơn hiện đang lưu giữ hơn 59 cuộn băng cassette ngâm thơ cổ. Để các nghệ sĩ biểu diễn hiểu được ý nghĩa và ý cảnh chính xác của thơ từ, họ đã mời bốn vị giáo sư cổ văn ở Đại học Bắc Kinh về giảng giải.5. Nhóm hí kịch. Tại những nơi Mao Trạch Đông đến, thường tổ chức biểu diễn, và luôn có xe truyền hình lưu động phát sóng phục vụ riêng cho ông. Năm 1974, khi Mao Trạch Đông nghỉ dưỡng ở Trường Sa, các diễn viên của nhà hát Tương và Hoa Cổ đều nhận được nhiệm vụ diễn lại những vở kịch cũ như “Sự sống và cái chết”, “Thảo học tiền”. Các diễn viên không biết nên diễn lại những vở kịch cũ đã bị cải cách phế xú như thế nào. Ban đầu không ai dám diễn. Sau khi được Hoa Quốc Phong nhắn nhủ họ mới yên tâm biểu diễn. Khi đó, Hồ Nam chưa có thiết bị tiếp sóng, Trung Ương lập tức gửi ngay một máy tiếp sóng đến để phát sóng trực tiếp cho Mao Trạch Đông. Không ngờ, thiết bị tiếp sóng này lại bị một số cán bộ lão thành Giang Tây từng được thấy thiết bị này bắt gặp, liền sôi nổi báo cáo với tỉnh Hồ Nam. Họ cho rằng Hồ Nam đang khôi phục lại.6. Nhóm đặc chế xì gà. Trước đây Mao Trạch Đông hút thuốc lá Trung Hoa, sau này ông chuyển sang hút xì gà. Chuyện này là do Gia Long. Một buổi chiều năm 1956, khi Gia Long chuyện trò với Mao Trạch Đông, đã tán dương loại xì gà đang hút trên tay mình. Mao Trạch Đông hiếu kỳ hút một hơi thật sâu, và ngay lập tức hứng thú với mùi thơm mát lạnh nguyên chất. Ông nhận ra đây là xì gà của nhà máy thuốc lá Thập Phương ở Tứ Xuyên. Ngay sau đó, người của Mao Trạch Đông hàng tháng đều phái người từ Bắc Kinh đến Tứ Xuyên lấy xì gà mà không kinh động đến nhà máy thuốc lá Thập Phương. Nhưng điều này không hề dễ dàng. Sau này, họ chọn vài chuyên gia kỹ thuật cốt cán của nhà máy thuốc lá Thập Phương thành lập nhóm “Nhất Tam Nhị”. Mấy chuyên gia người Tứ Xuyên này sau đều chuyển nhà đến Bắc Kinh. Nhóm được đặt tên là “Nhất Tam Nhị” là vì xì gà được làm từ thuốc lá cây liễu và thuốc lá sợi, kích cỡ được chia thành số 13 và 2. Tất cả đều được trồng ở 200 mẫu đất màu mỡ hai bên sông Độc Kiều ở huyện Tân Đô. Thuốc lá làm từ cây liễu có vị nhạt, thuần khiết, còn thuốc lá sợi lại nặng. Hai loại thuốc lá này sau khi châm lửa đều không có tro, và tro thuốc có màu trắng. Ngày 9/9/1976, Mao Trạch Đông qua đời. Cuối năm đó, nhóm tuyên bố giải tán.
Khi còn sống, Mao Trạch Đông đã kiên quyết phản đối chế độ đặc quyền, ông nói không với chế độ đãi ngộ đặc biệt. Trung Quốc những năm 60 rất nghèo đói, vào những ngày khó khăn nhất, con gái ông là Lý Mẫn và Lý Nột cũng chịu cảnh bụng đói như tất cả người dân Trung Quốc. Nhưng, vào những năm cuối đời, vì sức khỏe của ông yếu đi, nên ông không thể không “đặc biệt” được nữa.
1. Đội y tế. Đội y tế của Mao Trạch Đông đã có hai lần thay đổi thành viên trước và sau khi thành lập. Lần thứ nhất từ năm 1971 đến năm 1972, cũng là thời gian Tổng thống Mỹ Nixon viếng thăm Trung Quốc. Lần thứ hai vào năm 1974 khi Mao Trạch Đông sắp qua đời. Vì bác sĩ ngoại khoa Ngô Giai Bình thuộc nhóm một đã chuyển sang phục vụ Đặng Tiểu Bình.
Lễ đề bạt giáo sư Từ Đào Giáo làm đội phó đội y tế lần một của Mao Trạch Đông.
2. Nhóm Đại Tự Bản. Sở dĩ nhóm được đặt tên là “Đại Tự Bản” là vì nhóm sẽ ghi chép lại những quyển sách mà Mao Trạch Đông muốn xem, sau đó sẽ biên tập lại thành “chữ to” rồi cho xuất bản. Nhóm được thành lập vào mùa thu năm 1972. Lần đầu tiên nhóm biên tập bốn cuốn “Tạ An”, “”Tạ Huyền”, “Hoàn Y”, “Lưu Lao Chi” trong bộ “Tấn Thư” theo yêu cầu của Mao Trạch Đông. Trong ảnh là cuốn “Diêm Thiết Luận” được in lại theo cỡ chữ to.
Với những chuyển biến nghiêm trọng của căn bệnh đục thủy tinh thể của Mao Trạch Đông, nhóm Đại Tự Bản đã cho in các quyển sách thành “cỡ chữ 36pt”. Nhưng thời đó chưa có cỡ chữ này, vì vậy Xưởng in Trung Hoa ở Thượng Hải đã đúc khuôn chữ 36pt riêng cho Mao Trạch Đông.
4. Nhóm hát ngâm. Nhóm bí mật thu âm những bài ngâm thơ cổ. Việc tổ chức và ghi âm là do Bộ trưởng Bộ văn hóa Vu Hội Dưỡng đảm đương. Trong ảnh là nghệ sĩ hát ngâm Nhạc Mỹ, thành viên của nhóm.
Các nghệ sĩ nổi tiếng thời đó hội tụ với nhau, gồm có diễn viên múa ba lê Lưu Đức Hải, nghệ sĩ đàn nhị Mẫn Huệ Phần, nghệ sĩ thổi sáo Trương Hiểu Huy v.v. Bảo tàng Thiều Sơn hiện đang lưu giữ hơn 59 cuộn băng cassette ngâm thơ cổ. Để các nghệ sĩ biểu diễn hiểu được ý nghĩa và ý cảnh chính xác của thơ từ, họ đã mời bốn vị giáo sư cổ văn ở Đại học Bắc Kinh về giảng giải.
5. Nhóm hí kịch. Tại những nơi Mao Trạch Đông đến, thường tổ chức biểu diễn, và luôn có xe truyền hình lưu động phát sóng phục vụ riêng cho ông. Năm 1974, khi Mao Trạch Đông nghỉ dưỡng ở Trường Sa, các diễn viên của nhà hát Tương và Hoa Cổ đều nhận được nhiệm vụ diễn lại những vở kịch cũ như “Sự sống và cái chết”, “Thảo học tiền”. Các diễn viên không biết nên diễn lại những vở kịch cũ đã bị cải cách phế xú như thế nào. Ban đầu không ai dám diễn.
Sau khi được Hoa Quốc Phong nhắn nhủ họ mới yên tâm biểu diễn. Khi đó, Hồ Nam chưa có thiết bị tiếp sóng, Trung Ương lập tức gửi ngay một máy tiếp sóng đến để phát sóng trực tiếp cho Mao Trạch Đông. Không ngờ, thiết bị tiếp sóng này lại bị một số cán bộ lão thành Giang Tây từng được thấy thiết bị này bắt gặp, liền sôi nổi báo cáo với tỉnh Hồ Nam. Họ cho rằng Hồ Nam đang khôi phục lại.
6. Nhóm đặc chế xì gà. Trước đây Mao Trạch Đông hút thuốc lá Trung Hoa, sau này ông chuyển sang hút xì gà. Chuyện này là do Gia Long. Một buổi chiều năm 1956, khi Gia Long chuyện trò với Mao Trạch Đông, đã tán dương loại xì gà đang hút trên tay mình. Mao Trạch Đông hiếu kỳ hút một hơi thật sâu, và ngay lập tức hứng thú với mùi thơm mát lạnh nguyên chất. Ông nhận ra đây là xì gà của nhà máy thuốc lá Thập Phương ở Tứ Xuyên.
Ngay sau đó, người của Mao Trạch Đông hàng tháng đều phái người từ Bắc Kinh đến Tứ Xuyên lấy xì gà mà không kinh động đến nhà máy thuốc lá Thập Phương. Nhưng điều này không hề dễ dàng. Sau này, họ chọn vài chuyên gia kỹ thuật cốt cán của nhà máy thuốc lá Thập Phương thành lập nhóm “Nhất Tam Nhị”. Mấy chuyên gia người Tứ Xuyên này sau đều chuyển nhà đến Bắc Kinh.
Nhóm được đặt tên là “Nhất Tam Nhị” là vì xì gà được làm từ thuốc lá cây liễu và thuốc lá sợi, kích cỡ được chia thành số 13 và 2. Tất cả đều được trồng ở 200 mẫu đất màu mỡ hai bên sông Độc Kiều ở huyện Tân Đô. Thuốc lá làm từ cây liễu có vị nhạt, thuần khiết, còn thuốc lá sợi lại nặng. Hai loại thuốc lá này sau khi châm lửa đều không có tro, và tro thuốc có màu trắng.
Ngày 9/9/1976, Mao Trạch Đông qua đời. Cuối năm đó, nhóm tuyên bố giải tán.