Bạn đã bao giờ cảm thấy xấu hổ khi mùi xì hơi của mình hôi thối hơn mức bình thường chưa? Đừng chủ quan, các bác sĩ đã chỉ ra rằng, một số bệnh đường ruột có thể gây ra tình trạng xì hơi nặng mùi. Đáng nói, những bệnh này đều rất nghiêm trọng, ví dụ như nhiễm trùng đường ruột hoặc ung thư đại trực tràng. Ảnh minh họa.Trên thực tế, "mùi xì hơi" cũng ẩn chứa mật mã sức khỏe. Mới đây, bác sĩ Giang Khôn Tuấn, người Trung Quốc, đã chỉ ra 3 loại mùi xì hơi cần phải đề phòng, một khi hiện tượng xì hơi có mùi đặc biệt, đó là cảnh báo của ung thư giai đoạn nặng.Theo bác sĩ Giang, xì hơi là một hiện tượng bình thường của cơ thể con người, nhưng mùi của nó cũng phản ánh tình trạng đường tiêu hóa. Khi xì hơi xuất hiện mùi tanh hôi có thể là do xuất huyết tiêu hóa, nếu đi cầu có màu sẫm, hãy đi khám ngay.Nếu xuất hiện mùi trứng thối là do ăn quá nhiều thịt và các protein khác. Hãy bù trừ bằng cách ăn không vội vàng, ăn nhiều trái cây và rau quả.Khi bạn ngửi thấy xì hơi có mùi thịt thối, hãy cẩn thận. Điều đó thường xuất hiện ở những người bị ung thư giai đoạn cuối. Hiện tượng này có thể là khí thải mùi cực khó chịu được tạo ra bởi sự bào mòn của các mô khối u ung thư. Hãy đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.Tại sao xì hơi lại có mùi rất nặng? Bác sĩ Giang cho biết, thứ nhất là do chức năng tiêu hóa kém và nhiều vi khuẩn xấu trong đường tiêu hóa. Khi các enzym trong đường tiêu hóa của bạn không tốt, thức ăn quá nhiều protein sẽ đến ruột già nếu nó không được tiêu hóa hết, vi khuẩn và protein trong đó sẽ tạo ra nhiều hydro sulfua và amoniac, là nguồn gốc của mùi hôi.Thứ hai là chứng táo bón thông thường, khi phân lưu lại quá lâu trong ruột già sẽ tiếp tục bị vi khuẩn phân hủy sinh ra nhiều khí có mùi hôi.Cuối cùng, xì hơi có mùi thực sự có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh ung thư đại trực tràng. Khi có một khối u ung thư trong ruột già, khối u này phát triển đủ lớn để chặn đường đi của phân. Khi ở lâu trong ruột già, nó sẽ tương tác với vi khuẩn, tạo ra mùi cực khó ngửi.Ở đây cũng xin lưu ý, ung thư đại trực tràng có thể gây ra những thay đổi trong thói quen đi nặng, không chỉ gây táo bón mà một số người có thể còn tiêu chảy, xuất hiện tình trạng phân có máu hoặc phân có chất nhầy vì tế bào ung thư có nhiều mạch máu và chất nhầy.Đồng thời, khi các triệu chứng trên xuất hiện kèm tình trạng sụt cân, đau quặn bụng dưới, thiếu máu không rõ nguyên nhân thì phải chú ý. Thêm nữa, nếu lúc nào cũng có cảm giác muốn đi đại tiện, ngồi xổm rất lâu nhưng không thể đi, lúc này khả năng lớn là bạn đã có khối u trong trực tràng, hãy đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Mời quý độc giả xem thêm video: Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư. Nguồn video: VTV1
Bạn đã bao giờ cảm thấy xấu hổ khi mùi xì hơi của mình hôi thối hơn mức bình thường chưa? Đừng chủ quan, các bác sĩ đã chỉ ra rằng, một số bệnh đường ruột có thể gây ra tình trạng xì hơi nặng mùi. Đáng nói, những bệnh này đều rất nghiêm trọng, ví dụ như nhiễm trùng đường ruột hoặc ung thư đại trực tràng. Ảnh minh họa.
Trên thực tế, "mùi xì hơi" cũng ẩn chứa mật mã sức khỏe. Mới đây, bác sĩ Giang Khôn Tuấn, người Trung Quốc, đã chỉ ra 3 loại mùi xì hơi cần phải đề phòng, một khi hiện tượng xì hơi có mùi đặc biệt, đó là cảnh báo của ung thư giai đoạn nặng.
Theo bác sĩ Giang, xì hơi là một hiện tượng bình thường của cơ thể con người, nhưng mùi của nó cũng phản ánh tình trạng đường tiêu hóa. Khi xì hơi xuất hiện mùi tanh hôi có thể là do xuất huyết tiêu hóa, nếu đi cầu có màu sẫm, hãy đi khám ngay.
Nếu xuất hiện mùi trứng thối là do ăn quá nhiều thịt và các protein khác. Hãy bù trừ bằng cách ăn không vội vàng, ăn nhiều trái cây và rau quả.
Khi bạn ngửi thấy xì hơi có mùi thịt thối, hãy cẩn thận. Điều đó thường xuất hiện ở những người bị ung thư giai đoạn cuối. Hiện tượng này có thể là khí thải mùi cực khó chịu được tạo ra bởi sự bào mòn của các mô khối u ung thư. Hãy đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
Tại sao xì hơi lại có mùi rất nặng? Bác sĩ Giang cho biết, thứ nhất là do chức năng tiêu hóa kém và nhiều vi khuẩn xấu trong đường tiêu hóa. Khi các enzym trong đường tiêu hóa của bạn không tốt, thức ăn quá nhiều protein sẽ đến ruột già nếu nó không được tiêu hóa hết, vi khuẩn và protein trong đó sẽ tạo ra nhiều hydro sulfua và amoniac, là nguồn gốc của mùi hôi.
Thứ hai là chứng táo bón thông thường, khi phân lưu lại quá lâu trong ruột già sẽ tiếp tục bị vi khuẩn phân hủy sinh ra nhiều khí có mùi hôi.
Cuối cùng, xì hơi có mùi thực sự có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh ung thư đại trực tràng. Khi có một khối u ung thư trong ruột già, khối u này phát triển đủ lớn để chặn đường đi của phân. Khi ở lâu trong ruột già, nó sẽ tương tác với vi khuẩn, tạo ra mùi cực khó ngửi.
Ở đây cũng xin lưu ý, ung thư đại trực tràng có thể gây ra những thay đổi trong thói quen đi nặng, không chỉ gây táo bón mà một số người có thể còn tiêu chảy, xuất hiện tình trạng phân có máu hoặc phân có chất nhầy vì tế bào ung thư có nhiều mạch máu và chất nhầy.
Đồng thời, khi các triệu chứng trên xuất hiện kèm tình trạng sụt cân, đau quặn bụng dưới, thiếu máu không rõ nguyên nhân thì phải chú ý. Thêm nữa, nếu lúc nào cũng có cảm giác muốn đi đại tiện, ngồi xổm rất lâu nhưng không thể đi, lúc này khả năng lớn là bạn đã có khối u trong trực tràng, hãy đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.