Liên quan tới vụ 1 sản phụ tử vong, 1 nguy kịch tính mạng khi sinh mổ trong cùng ngày 17/11 tại Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng, SYT TP Đà Nẵng đã quyết định đóng cửa phòng mổ bệnh viện này.
Giải đáp nghi vấn về loại thuốc gây tê sử dụng cho hai ca phẫu thuật, lãnh đạo bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng cho biết, loại thuốc gây tê sử dụng trong phẫu thuật của 2 sản phụ có tên Bupivacaine WPW Spinal 5,5% Heavy. Loại thuốc này có xuất xứ từ Ba Lan.
|
Loại thuốc gây tê có xuất xứ từ Ba Lan. (Ảnh minh họa). |
Từ tháng 5 - 10/2019, bệnh viện đã nhập 250 ống thuốc. Lô thuốc này do công ty CP Dược phẩm Trung ương CPCI – chi nhánh Đà Nẵng cung ứng.
Tính đến thời điểm này, bệnh viện Phụ nữ TP.Đà Nẵng đã dùng hết 130 ống thuốc Bupivacaine WPW Spinal 5,5% Heavy. Do đó, chưa thể khẳng định rằng, vụ việc nói trên là do thuốc gây tê.
Một điểm đáng chú ý hơn cả là, trước khi sử dụng loại thuốc trên, bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng vốn dùng loại thuốc Marcain spinal Heavy 0,5% 4ml sản xuất Cenexi – Pháp.
Tuy nhiên, đến tháng 5/2019, nhà cung cấp thông báo hết hàng cung ứng nên cơ sở y tế này đã thay bằng loại thuốc xuất xứ từ Ba Lan như trên.
Video "Xôn xao tin Hòa Minzy đã sinh con cho thiếu gia nhà giàu". Nguồn: VTC.
Trong khi đó, phòng Nghiệp vụ dược (sở Y tế TP Đà Nẵng) cung cấp thông tin rằng, với loại thuốc gây tê Bupivacaine WPW Spinal 5,5% Heavy, xuất xứ Ba Lan thì có 3 cơ sở y tế tại TP.Đà Nẵng đang sử dụng.
Ngoài bệnh viện Phụ nữ còn có bệnh viện Phụ sản - Nhi và trung tâm Y tế quận Liên Chiểu.
Theo thông tin từ công ty CP Dược phẩm Trung ương CPCI – Chi nhánh Đà Nẵng, tính từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị đã cung ứng 12.550 ống Bupivacaine cho các bệnh viện, trung tâm y tế từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.
Đơn vị này cũng đã cung cấp tài liệu liên quan đến lô thuốc nêu trên cho cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng, để phục vụ làm rõ vụ việc.
|
Đà Nẵng đã đóng cửa phòng mổ Bệnh viện Phụ nữ sau vụ việc hai sản phụ thương vong ngày 17/11. |
Bộ Y tế và UBND thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu Sở Y tế báo cáo vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Phụ nữ thành phố Đà Nẵng khiến một sản phụ thiệt mạng và một sản phụ nguy kịch. UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo Sở Y tế làm rõ các vụ việc và báo cáo UBND thành phố trước ngày 30/11.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế thành phố Đà Nẵng báo cáo quá trình theo dõi, chăm sóc, xử trí của bệnh viện đối với 2 sản phụ. Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng lập Hội đồng chuyên môn, nếu bệnh viện không đủ điều kiện thì Sở Y tế thành phố Đà Nẵng lập, để đánh giá quá trình tiếp đón, theo dõi chăm sóc, xử lý đối với sản phụ.
Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế thành phố Đà Nẵng thông báo kết luận của Hội đồng chuyên môn tới gia đình sản phụ và cơ quan truyền thông; xử lý nghiêm tập thể, cá nhân sai phạm (nếu có) về chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ, đạo đức nghề nghiệp. Trường hợp có nghi ngờ liên quan đến thuốc sử dụng trong quá trình điều trị cho các sản phụ thì cần lập báo cáo phản ứng có hại của thuốc.
Cùng ngày 17/11, có đến 2 vụ biến chứng y khoa xảy ra đối với 2 sản phụ khi họ đến nhập viện, thực hiện các thủ thuật sinh con ở bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng.
Trường hợp thứ nhất, chị V.T.S, 34 tuổi, trú TP Đà Nẵng mang thai hơn 38 tuần vào viện để sinh mổ trong trạng thái chuyển dạ, thai to, đa ối.
Trường hợp còn lại, sản phụ N.T.H., cũng 34 tuổi, cũng trú TP Đà Nẵng mang thai hơn 37 tuần. Người này nhập viện trong tình trạng chuyển dạ vết mổ cũ.
Cả 2 sản phụ này đều được gây tê tủy sống để phẫu thuật sinh mổ. Tuy nhiên, trong ca mẫu các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau, khó chịu nên các bác sĩ chuyển sang bệnh viện Đa khoa TP Đà Nẵng xử lý. Cuối cùng chị S. thì tử vong, chị H. thì nguy kịch. May mắn là 2 cháu bé đều khỏe mạnh.