Ảnh minh họa: Positivebloom.
Tốt cho răng miệng
Sâu răng và nhiễm trùng nướu răng là những bệnh răng miệng phổ biến do vi khuẩn như Streptococcus mutans gây ra. Vỏ chanh có chứa các chất kháng khuẩn ức chế sự phát triển của vi sinh vật.
Theo Healthline, nghiên cứu đã xác định được 4 hợp chất trong vỏ chanh có đặc tính kháng khuẩn mạnh và chống lại vi khuẩn gây bệnh răng miệng thông thường.
Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là các hợp chất thực vật ngăn ngừa tổn thương tế bào bằng cách chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
Vỏ chanh có nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm D-limonene và vitamin C. D-limonene có liên quan đến giảm nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy D-limonene làm tăng hoạt động của một loại enzyme giúp giảm stress oxy hóa liên quan đến tổn thương mô và lão hóa nhanh.
Trong khi đó, vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và thúc đẩy sức khỏe miễn dịch.
Bạn có thể cho vỏ chanh vào trà, nước lọc, salad. Ảnh minh họa: UNB.
Có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm
Nghiên cứu trong ống nghiệm chứng minh vỏ chanh làm giảm đáng kể sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh, chống lại loại nấm kháng thuốc gây nhiễm trùng da.
Thúc đẩy hệ miễn dịch
Chiết xuất vỏ chanh có thể tăng cường hệ miễn dịch của bạn do hàm lượng hóa chất thực vật và vitamin C. Một nghiên cứu kéo dài 15 ngày cho cá ăn vỏ chanh ghi nhận các phản ứng miễn dịch được cải thiện.
Đánh giá dựa trên 82 nghiên cứu cho thấy 1-2g vitamin C mỗi ngày làm giảm 8% mức độ nghiêm trọng và thời gian bị cảm lạnh thông thường ở người lớn và 14% ở trẻ em
Tốt cho tim mạch
Huyết áp cao, cholesterol cao và béo phì đều là những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim, nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới.
Các flavonoid, vitamin C và pectin - chất xơ chính trong vỏ chanh - có thể làm giảm những nguy cơ trên. Đánh giá trên 340.000 người cho thấy mức tăng trung bình 10mg flavonoid mỗi ngày giúp giảm 5% nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, trong nghiên cứu trên chuột bị béo phì, D-limonene làm giảm lượng đường trong máu, chất béo trung tính, mức cholesterol LDL (có hại) đồng thời làm tăng cholesterol HDL (có lợi).
Phân tích dữ liệu của 60 trẻ thừa cân trong 4 tuần ghi nhận bổ sung bột chanh (có chứa vỏ) giúp giảm huyết áp và cholesterol LDL (có hại).
Vỏ chanh có tác dụng phụ không?
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận vỏ chanh an toàn. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều cao D-limonene có nguy cơ gây ung thư, nhưng phát hiện này không ảnh hưởng tới con người do chúng ta không có protein chịu trách nhiệm cho mối liên hệ này.
Tuy nhiên, vỏ chanh có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu. Bởi vậy, bạn cần đảm bảo mua chanh từ nguồn uy tín, rửa sạch trước khi sử dụng.
Ảnh minh họa: Positivebloom.
Tốt cho răng miệng
Sâu răng và nhiễm trùng nướu răng là những bệnh răng miệng phổ biến do vi khuẩn như Streptococcus mutans gây ra. Vỏ chanh có chứa các chất kháng khuẩn ức chế sự phát triển của vi sinh vật.
Theo Healthline, nghiên cứu đã xác định được 4 hợp chất trong vỏ chanh có đặc tính kháng khuẩn mạnh và chống lại vi khuẩn gây bệnh răng miệng thông thường.
Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là các hợp chất thực vật ngăn ngừa tổn thương tế bào bằng cách chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
Vỏ chanh có nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm D-limonene và vitamin C. D-limonene có liên quan đến giảm nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy D-limonene làm tăng hoạt động của một loại enzyme giúp giảm stress oxy hóa liên quan đến tổn thương mô và lão hóa nhanh.
Trong khi đó, vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và thúc đẩy sức khỏe miễn dịch.
Bạn có thể cho vỏ chanh vào trà, nước lọc, salad. Ảnh minh họa: UNB.
Có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm
Nghiên cứu trong ống nghiệm chứng minh vỏ chanh làm giảm đáng kể sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh, chống lại loại nấm kháng thuốc gây nhiễm trùng da.
Thúc đẩy hệ miễn dịch
Chiết xuất vỏ chanh có thể tăng cường hệ miễn dịch của bạn do hàm lượng hóa chất thực vật và vitamin C. Một nghiên cứu kéo dài 15 ngày cho cá ăn vỏ chanh ghi nhận các phản ứng miễn dịch được cải thiện.
Đánh giá dựa trên 82 nghiên cứu cho thấy 1-2g vitamin C mỗi ngày làm giảm 8% mức độ nghiêm trọng và thời gian bị cảm lạnh thông thường ở người lớn và 14% ở trẻ em
Tốt cho tim mạch
Huyết áp cao, cholesterol cao và béo phì đều là những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim, nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới.
Các flavonoid, vitamin C và pectin - chất xơ chính trong vỏ chanh - có thể làm giảm những nguy cơ trên. Đánh giá trên 340.000 người cho thấy mức tăng trung bình 10mg flavonoid mỗi ngày giúp giảm 5% nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, trong nghiên cứu trên chuột bị béo phì, D-limonene làm giảm lượng đường trong máu, chất béo trung tính, mức cholesterol LDL (có hại) đồng thời làm tăng cholesterol HDL (có lợi).
Phân tích dữ liệu của 60 trẻ thừa cân trong 4 tuần ghi nhận bổ sung bột chanh (có chứa vỏ) giúp giảm huyết áp và cholesterol LDL (có hại).
Vỏ chanh có tác dụng phụ không?
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận vỏ chanh an toàn. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều cao D-limonene có nguy cơ gây ung thư, nhưng phát hiện này không ảnh hưởng tới con người do chúng ta không có protein chịu trách nhiệm cho mối liên hệ này.
Tuy nhiên, vỏ chanh có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu. Bởi vậy, bạn cần đảm bảo mua chanh từ nguồn uy tín, rửa sạch trước khi sử dụng.