Trường hợp 7 trẻ tử vong ở Cao Bằng do dương tính với virus coxsackie thời gian gần đây đang khiến dư luận hết sức hoang mang. Các trường hợp tử vong đều dưới 6 tháng tuổi với các biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa (đi ngoài phân lỏng, nôn), một số trường hợp có ho, khó thở sau đó diễn biến nhanh đến hội chứng não cấp, bao gồm co giật, li bì và tử vong.Virus Coxsackie gây ra cái chết thương tâm của 7 trẻ này được xác định là một loại virus gây bệnh đường tiêu hóa, có khả năng gây một số bệnh như viêm màng não vô khuẩn, bệnh cúm mùa hè, bệnh tay chân miệng. Giống như các virus đường tiêu hóa khác, nhiễm virus coxsackie phổ biến nhất vào mùa hè.Đường lây nhiễm chủ yếu của chủng virus này là qua phân và miệng. Trong một số trường hợp virus có thể lây qua nước bọt và đờm rãi li ti bay lơ lửng mà bệnh nhân khạc ra. Các vật dùng cá nhân, vị trí mà trẻ nằm thay tã lót, đồ chơi trẻ em đã tiếp xúc với dịch tiết từ cơ thể bệnh nhân có chứa virus cũng có thể truyền bệnh.Mặc dù tất cả mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus, đa số bệnh nhân xác định nhiễm Coxsackie thường là trẻ em. Bên cạnh đó, sản phụ có thể truyền virus cho con gây bệnh nghiêm trọng cho con, do đó phụ nữ mang thai nên báo cho bác sỹ sản khoa của mình biết nếu có triệu chứng nhiễm bệnh, đặc biệt là vào thời điểm sắp sinh.Virus Coxsackie gây ra các hội chứng lâm sàng như: Viêm màng não vô khuẩn và viêm não; Bệnh sốt không đặc hiệu hay cảm cúm mùa Hè; Bệnh tay chân miệng; Viêm họng mụn nước; Đau ngực dịch tễ (bệnh Bornholm); Viêm màng ngoài tim cấp tính không đặc hiệu; Viêm cơ tim; Viêm gan tối cấp ở trẻ sơ sinh; Đái tháo đường.Ngoài ra, virus này còn gây các tổn thương khác như: Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, bạch hầu thanh quản, viêm đa cơ, viêm khớp cấp, viêm thận cấp, viêm họng herpes, viêm kết mạc xuất huyết cấp...Các xét nghiệm thông thường không phát hiện thấy có bất thường đặc trưng của bệnh. Đặc biệt, hiện tại chưa có thuốc phòng ngừa, điều trị hữu hiệu. Bệnh thường giới hạn và tự khỏi trong vòng từ 2 - 7 ngày.Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), để phòng chống các bệnh do virus Coxsackie, người dân cần giữ gìn vệ sinh chung; Thực hiện ăn chín, uống chín; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.Người dân cũng cần sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện vệ sinh môi trường, tuyệt đối không tiếp xúc với người bị bệnh. Đặc biệt trẻ em khi có dấu hiệu sốt, rối loạn tiêu hóa … cần đến ngay cơ sở y tế để được khám phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Trường hợp 7 trẻ tử vong ở Cao Bằng do dương tính với virus coxsackie thời gian gần đây đang khiến dư luận hết sức hoang mang. Các trường hợp tử vong đều dưới 6 tháng tuổi với các biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa (đi ngoài phân lỏng, nôn), một số trường hợp có ho, khó thở sau đó diễn biến nhanh đến hội chứng não cấp, bao gồm co giật, li bì và tử vong.
Virus Coxsackie gây ra cái chết thương tâm của 7 trẻ này được xác định là một loại virus gây bệnh đường tiêu hóa, có khả năng gây một số bệnh như viêm màng não vô khuẩn, bệnh cúm mùa hè, bệnh tay chân miệng. Giống như các virus đường tiêu hóa khác, nhiễm virus coxsackie phổ biến nhất vào mùa hè.
Đường lây nhiễm chủ yếu của chủng virus này là qua phân và miệng. Trong một số trường hợp virus có thể lây qua nước bọt và đờm rãi li ti bay lơ lửng mà bệnh nhân khạc ra. Các vật dùng cá nhân, vị trí mà trẻ nằm thay tã lót, đồ chơi trẻ em đã tiếp xúc với dịch tiết từ cơ thể bệnh nhân có chứa virus cũng có thể truyền bệnh.
Mặc dù tất cả mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus, đa số bệnh nhân xác định nhiễm Coxsackie thường là trẻ em. Bên cạnh đó, sản phụ có thể truyền virus cho con gây bệnh nghiêm trọng cho con, do đó phụ nữ mang thai nên báo cho bác sỹ sản khoa của mình biết nếu có triệu chứng nhiễm bệnh, đặc biệt là vào thời điểm sắp sinh.
Virus Coxsackie gây ra các hội chứng lâm sàng như: Viêm màng não vô khuẩn và viêm não; Bệnh sốt không đặc hiệu hay cảm cúm mùa Hè; Bệnh tay chân miệng; Viêm họng mụn nước; Đau ngực dịch tễ (bệnh Bornholm); Viêm màng ngoài tim cấp tính không đặc hiệu; Viêm cơ tim; Viêm gan tối cấp ở trẻ sơ sinh; Đái tháo đường.
Ngoài ra, virus này còn gây các tổn thương khác như: Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, bạch hầu thanh quản, viêm đa cơ, viêm khớp cấp, viêm thận cấp, viêm họng herpes, viêm kết mạc xuất huyết cấp...
Các xét nghiệm thông thường không phát hiện thấy có bất thường đặc trưng của bệnh. Đặc biệt, hiện tại chưa có thuốc phòng ngừa, điều trị hữu hiệu. Bệnh thường giới hạn và tự khỏi trong vòng từ 2 - 7 ngày.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), để phòng chống các bệnh do virus Coxsackie, người dân cần giữ gìn vệ sinh chung; Thực hiện ăn chín, uống chín; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Người dân cũng cần sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện vệ sinh môi trường, tuyệt đối không tiếp xúc với người bị bệnh. Đặc biệt trẻ em khi có dấu hiệu sốt, rối loạn tiêu hóa … cần đến ngay cơ sở y tế để được khám phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.