Về quê ăn cưới, bị họ hàng xỉa xói, tôi đáp trả với từng người

Google News

Sau đó, tất cả họ hàng đập bàn đứng dậy đi về, vừa đi vừa ngoái đầu lại chửi mắng.

Tôi sinh ra ở một phố huyện nhỏ, nhỏ đến nỗi hôm nay nhà ai có hơi to tiếng một chút là hôm sau cả phố đều biết. Nhà tôi buôn bán nhỏ, bà ngoại tôi có mấy người chị em ruột, những người con mà chị em của bà tôi sinh ra, có vài người tính cách thật sự một lời khó nói hết.
Khoảng 7-8 về trước, tôi mới bắt đầu đi làm kiếm tiền. Tôi là kĩ sư công trình, mỗi năm trừ đi tiền bảo hiểm thì được khoảng 500 triệu, thu nhập khá ổn. Năm đó về nhà ăn Tết xong thì đến ngày tổ chức đám cưới của anh họ tôi, tất cả họ hàng thân thích đều đến dự, mọi người tập trung ở nhà bà ngoại tôi.
Chúng tôi bày một mâm cơm đầy đặn đồ ăn ngon. Không hiểu sao đám họ hàng đó ngồi không ăn, lại bắt đầu quay sang mắng đám con cháu chúng tôi, mắng em họ tôi xong thì mắng tiếp sang tôi.
Họ mỉa mai em họ tôi: Con gái học thạc sĩ làm cái gì, nhanh đi lấy chồng đi chứ để lớn tuổi là thành gái ế đấy! Ôi dào ôi, tốn một đống tiền đi du học nước ngoài, nước ngoài thì tốt đẹp gì đâu? Lại còn chẳng an toàn nữa, người mình thì phải yêu nước mình chứ, tốn cả mớ tiền đổ ra bên ngoài, đến khi về nước lại lấy chồng sinh con, bố mẹ nào được nhờ.
Cuối cùng họ còn chốt lại một câu khiến tôi tức nổ phổi: Con gái vẫn chả bằng con trai!
Sắc mặt em họ tôi rất khó coi, nhưng cũng không nói câu gì. Nói xong con gái lại bắt đầu quay sang đứa cháu trai là tôi để đá xoáy tiếp.
Họ hỏi mẹ tôi: Con trai có người yêu chưa? Tháng kiếm được bao nhiêu tiền, vân vân mây mây đủ các loại câu hỏi, hỏi xong thì lại chê bai, phủ nhận tôi. Sau đó phát hiện tôi vẫn chưa có bạn gái liền mắng tôi bất hiếu, cái gì mà bất hiếu có ba tội, không có con nối dõi là tội lớn nhất. Làm tôi tức nhất là họ thấy tôi dùng điện thoại đời mới nhất thì mắng tôi tốn kém, đua đòi, bỏ cả mấy chục triệu mua điện thoại. Đến lúc này, tôi không nhịn nổi nữa, tôi “chiến” với từng người một trên mâm cơm, không tha cho bất kì ai cả!
Tôi nhìn từng người: Cháu mua điện thoại bằng tiền cháu tự kiếm được, cháu tiêu của cô đồng nào chưa? Chẳng lẽ cháu phải dùng điện thoại cục gạch, rẻ tiền, chỉ có mỗi chức năng nghe gọi thì mới vừa lòng cô?
Tôi quay sang người chê em họ ban nãy: Chú bảo em họ cháu học nhiều không có tác dụng, để cháu nói cho chú biết, nó quyết tâm đi học là để không biến thành người giống chú đấy, mở miệng ra là toàn nói mấy câu linh tinh làm người ta buồn cười!
Một người dì khác nói: Cái thằng này, lớn thế rồi, cả nhà mới nói có vài câu mà đã cáu giận như thế, sau này làm sao nhìn mặt nhau được!
Tôi hỏi lại: Ai là người nói trước? Cháu chỉ phản biện lại thôi.
Bà dì kia nín bặt, không biết nói gì.
Tôi lại tiếp tục: Thay vì suốt ngày bàn ra tán vào chuyện nhà người ta, dì quay về dạy dỗ anh họ cháu đi, anh họ mà đỗ được đại học trọng điểm thì cũng không cần phải ở đây ghen tị em họ cháu được đi du học nước ngoài đâu!
Một người họ hàng khác nói: Thôi được rồi được rồi, đừng nói nữa, đều là người nhà cả, mọi người ở đây đều là bậc cha chú, cháu đừng nói năng như thế nữa.
Tôi: Lúc này bác mới nhớ ra bác là bậc cha chú sao? Vừa rồi bác còn bảo em họ cháu đi nước ngoài về thì phải biếu tiền bác cơ mà. Là bậc cha chú, bác phải lì xì cho chúng cháu mới đúng.
Người họ hàng đó gắt lên: Sao nói mà cháu không chịu nghe lời thế?
Tôi: Sao cháu lại không nghe chứ, mà ở đây có ai nói được câu gì tốt đẹp để cháu nghe đâu. Bác cứ lên lớp dạy dỗ bọn cháu, trong khi bản thân bác cũng chẳng có kiến thức gì, bây giờ cháu hỏi diện tích khu này là bao nhiêu, dân số bao nhiêu, bác có trả lời được không?
Ve que an cuoi, bi ho hang xia xoi, toi dap tra voi tung nguoi
Ảnh minh họa. (Nguồn AI) 
Họ hàng: Thôi, bác chả còn gì để nói với mày nữa, mày hết cách cứu rồi, bác nói cũng chỉ để tốt cho mày thôi.
Tôi: Bác nặng lời rồi, bác đúng là vì tốt cho con cháu. Anh họ cháu mới 22 tuổi đã bị bác bắt cưới vợ, ly hôn đến tận 2 lần rồi. Cháu chưa kết hôn là vì cháu chịu trách nhiệm với gia đình, với hôn nhân, chưa gặp được người phù hợp thì cháu chưa cưới. Mẹ cháu đã dạy cháu rồi, phải có trách nhiệm với bản thân và vợ của mình. Bác chỉ quan tâm tới sĩ diện của bác thôi, bác sợ con trai không lấy vợ thì bị người ta bàn ra nói vào, anh họ cháu giờ thành thế này không phải do bác sao?
Một người mợ khác nói: Đừng cãi nhau nữa, sau này còn phải gặp nhau.
Tôi: Mợ ơi, mợ bảo em họ cháu học nhiều có ích gì, cháu lại thấy nó học nhiều để không dẫm phải vết xe đổ của mợ đấy. Nếu không học thì sẽ giống mợ, chờ đến tuổi gả chồng, sống lầm lũi ở huyện nhỏ, cả đời chỉ biết loanh quanh trong nhà ngoài chợ.
Họ hàng: Thế mày thì tốt đẹp được đến đâu?
Tôi: Mợ thử kể xem cậu mợ giỏi hơn cháu ở đâu? À đúng rồi, 20 con gà thì cháu nuôi sống được có 4 con, khoản nuôi gà này cậu mợ giỏi hơn cháu nhiều. Nhưng một tháng lương của cháu đủ mua tất cả số gà cậu mợ nuôi trong một năm đấy ạ.
Sau đó, tất cả họ hàng đập bàn đứng dậy đi về, vừa đi vừa ngoái đầu lại chửi mắng. Tôi còn nói với theo: Đi đường mạnh khoẻ, không tiễn!
Trong nhà chỉ còn lại tôi, em họ, mẹ và cậu tôi. Cậu và em họ thì bật cười, nước mắt nước mũi chảy tèm lem. Mẹ tôi thì nghiến răng tức giận một lúc rồi thôi. Tôi hỏi mẹ: Mẹ có hối hận vì không ngăn con lại không?
Mẹ tôi liếc nhìn tôi rồi hừ mạnh một tiếng: Mẹ ngăn làm gì, mày nói đúng còn gì!
Nghe nói đám họ hàng đó mách lẻo với bà ngoại tôi, bà ngoại còn quay sang mắng bọn họ: Cháu tôi nói sai chắc!
Theo Việt Hằng/Phụ nữ mới

>> xem thêm

Bình luận(0)