Sữa và các sản phẩm từ sữa. Nhiều người thích uống sữa ấm nên cho vào bình giữ nhiệt bảo quản. Mặc dù giữ được nhiệt cho sữa song cách làm này hại nhiều hơn lợi. Một mặt, vitamin và các dưỡng chất trong sữa dễ bị phá hủy trong môi trường nhiệt độ cao. Mặt khác, nhiệt độ ấm ẩm là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, khiến sữa dễ bị hỏng. (Ảnh: ABLW, minh họa)Nếu không có lựa chọn khác, bạn chỉ nên bảo quản sữa trong bình giữ nhiệt tối đa 1 giờ trước khi uống. Ánh sáng sẽ phá hủy các dưỡng chất trong sữa, bạn nên sử dụng bình tối màu để giữ lại dưỡng chất tốt hơn.Sữa đậu nành. Tương tự sữa động vật, sữa đậu nành cũng không nên bảo quản bằng bình giữ nhiệt. Nhiệt độ và độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh, dễ làm hỏng sữa. Không những vậy, bình giữ nhiệt cũng làm thay đổi mùi vị, khiến sữa không thơm ngon như ban đầu. Để bảo quản sữa đậu nành, tốt nhất bạn nên dùng chai sứ hoặc thủy tinh. Không sử dụng chai nhựa nhằm tránh phản ứng hóa học giữa sữa đậu nóng và nhựa.Trà. Trà chứa thành phần polyphenol, dễ bị oxy hóa thành thea brownin trong môi trường nhiệt độ cao. Điều này khiến trà vừa hao hụt dưỡng chất vừa có vị đắng, mất vị. Dụng cụ tốt nhất để pha và đựng trà là đồ sứ. Trước khi pha, bạn nên tráng nước nóng 80℃.Nước trái cây và đồ uống có ga. Hầu hết các loại bình giữ nhiệt trên thị trường được làm bằng thép không gỉ, không phù hợp để đựng các đồ uống có tính axit như nước trái cây và đồ uống có ga. Nguyên nhân bởi có nguyên tố kim loại trong thép không gỉ có thể phôi nhiễm vào đồ uống, gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ngộ độc.Nghiên cứu từng chỉ ra, nước trái cây đựng trong bình giữ nhiệt có hàm lượng magan vượt tiêu chuẩn tới 34 lần. Trong khi đó, đồ uống có ga cũng không nên đựng trong bình giữ nhiệt, tránh đẩy nhanh quá trình kết tủa kim loại nặng.Thuốc bắc. Nhiều người dùng bình giữ nhiệt đựng thuốc bắc đã sắc để giữ ấm, dễ mang theo khi cần sử dụng. Tuy nhiên, thuốc bắc thường có tính axit và kiềm. Những chất này có thể phản ứng với thành phần trong bình giữ nhiệt, làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí gây hại cho người dùng.Ngoài việc cẩn trọng trong việc sử dụng bình giữ nhiệt đựng đồ uống, các nhà khoa học còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vệ sinh bình.Sau thời gian sử dụng, bạn có thể tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như kem đánh răng, lá chanh kết hợp nước nóng để làm sạch. Ngoài ra, bạn có thể dùng vỏ cam, vỏ bưởi cho vào bình, đậy nắp lại và để qua đêm. Các loại vỏ này có khả năng hút mùi rất hiệu quả.Mời độc giả xem thêm video: Bài tập dưỡng gan, tăng cường sức khỏe.
Sữa và các sản phẩm từ sữa. Nhiều người thích uống sữa ấm nên cho vào bình giữ nhiệt bảo quản. Mặc dù giữ được nhiệt cho sữa song cách làm này hại nhiều hơn lợi. Một mặt, vitamin và các dưỡng chất trong sữa dễ bị phá hủy trong môi trường nhiệt độ cao. Mặt khác, nhiệt độ ấm ẩm là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, khiến sữa dễ bị hỏng. (Ảnh: ABLW, minh họa)
Nếu không có lựa chọn khác, bạn chỉ nên bảo quản sữa trong bình giữ nhiệt tối đa 1 giờ trước khi uống. Ánh sáng sẽ phá hủy các dưỡng chất trong sữa, bạn nên sử dụng bình tối màu để giữ lại dưỡng chất tốt hơn.
Sữa đậu nành. Tương tự sữa động vật, sữa đậu nành cũng không nên bảo quản bằng bình giữ nhiệt. Nhiệt độ và độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh, dễ làm hỏng sữa. Không những vậy, bình giữ nhiệt cũng làm thay đổi mùi vị, khiến sữa không thơm ngon như ban đầu. Để bảo quản sữa đậu nành, tốt nhất bạn nên dùng chai sứ hoặc thủy tinh. Không sử dụng chai nhựa nhằm tránh phản ứng hóa học giữa sữa đậu nóng và nhựa.
Trà. Trà chứa thành phần polyphenol, dễ bị oxy hóa thành thea brownin trong môi trường nhiệt độ cao. Điều này khiến trà vừa hao hụt dưỡng chất vừa có vị đắng, mất vị. Dụng cụ tốt nhất để pha và đựng trà là đồ sứ. Trước khi pha, bạn nên tráng nước nóng 80℃.
Nước trái cây và đồ uống có ga. Hầu hết các loại bình giữ nhiệt trên thị trường được làm bằng thép không gỉ, không phù hợp để đựng các đồ uống có tính axit như nước trái cây và đồ uống có ga. Nguyên nhân bởi có nguyên tố kim loại trong thép không gỉ có thể phôi nhiễm vào đồ uống, gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ngộ độc.
Nghiên cứu từng chỉ ra, nước trái cây đựng trong bình giữ nhiệt có hàm lượng magan vượt tiêu chuẩn tới 34 lần. Trong khi đó, đồ uống có ga cũng không nên đựng trong bình giữ nhiệt, tránh đẩy nhanh quá trình kết tủa kim loại nặng.
Thuốc bắc. Nhiều người dùng bình giữ nhiệt đựng thuốc bắc đã sắc để giữ ấm, dễ mang theo khi cần sử dụng. Tuy nhiên, thuốc bắc thường có tính axit và kiềm. Những chất này có thể phản ứng với thành phần trong bình giữ nhiệt, làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí gây hại cho người dùng.
Ngoài việc cẩn trọng trong việc sử dụng bình giữ nhiệt đựng đồ uống, các nhà khoa học còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vệ sinh bình.
Sau thời gian sử dụng, bạn có thể tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như kem đánh răng, lá chanh kết hợp nước nóng để làm sạch. Ngoài ra, bạn có thể dùng vỏ cam, vỏ bưởi cho vào bình, đậy nắp lại và để qua đêm. Các loại vỏ này có khả năng hút mùi rất hiệu quả.
Mời độc giả xem thêm video: Bài tập dưỡng gan, tăng cường sức khỏe.