Mặc dù hormone sinh dục nữ sẽ giúp phụ nữ giảm căng thẳng nhưng phụ nữ lại bị nhiều cái chi phối hơn khiến họ dễ căng thẳng hơn. Trong điều kiện như vậy, stress sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể phụ nữ?
|
Ảnh minh họa. Nguồn: Adiva. |
Gây ra các loại bệnh
Tuy phụ nữ giỏi che dấu cảm xúc hơn đàn ông nhưng trầm cảm lại tấn công phụ nữ gấp đôi nam giới. Và sự căng thẳng ấy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tim mạch, dẫn đến huyết áp cao, đột quỵ và đau tim.
Stress cũng khiến ung thư vú và ung thư buồng trứng phát triển. Một nghiên cứu đã cho kết quả, phụ nữ trải qua cuộc sống căng thẳng có nguy cơ mắc ung thư vú đến 62%.
Ảnh hưởng đến vẻ ngoài
Hormone cortisol sẽ làm tăng huyết áp và khiến cơ thể dễ tăng cân. Cortisol còn có thể phá vỡ collagen khiến da mất đi sự đàn hồi và sắc tố. Hơn nữa, khi gặp stress, nội tiết hoạt động mạnh khiến gan và thận phải làm việc cật lực để thải độc khiến mụn xuất hiện.
Não bộ
Dưới tác động của stress, vùng dưới đồi sẽ truyền tín hiệu đến hệ thống thần kinh và tuyến yên để giải phóng 2 loại hormone là cortisol và epinephrine. Mà quá nhiều cortisol sẽ ảnh hưởng cho học tập và ghi nhớ.
Hệ tim mạch
Stress làm tăng nguy cơ đau tim, cao huyết áp và đột quỵ. Với nữ giới, stress sẽ làm cho động mạch chủ tăng bề dày – Đây là dấu hiệu sớm của bệnh tim.
Hệ hô hấp
Hormone adrenalin tiết ra trong trạng thái stress của cơ thể, khi tăng cao sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Nó sẽ làm hơi thở trở nên gấp gáp và không sâu. Đặc biệt, những người mắc bệnh suyễn, hoặc các bệnh đường hô hấp khác thì bệnh cảnh sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Hệ sinh dục
Khi hàm lượng cortisol trong cơ thể tăng cao sẽ gây hiện tượng suy giảm chức năng tuyến thượng thận ở nữ giới và gây ra chứng rối loạn kinh nguyệt. Thậm chí stress cũng làm giảm ham muốn và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Hệ nội tiết
Stress sẽ dẫn tới những rối loạn mạn tính của hệ thống thần kinh nội tiết, bên cạnh tình trạng suy giảm chức năng của tuyến thượng thận, thì tuyến giáp trạng cũng làm một tuyến nội tiết thường bị ảnh hưởng bởi tình trạng stress cấp tính và mạn tính.