Phân tích thành phần dinh dưỡng, các nhà khoa học nhận thấy gừng chứa một loạt các vitamin và khoáng chất quan trọng. Nó cũng chứa gingerol, một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh. (Ảnh minh họa)Trong khi đó, Trung y quan niệm gừng có vị cay, tính ấm; đi vào phổi, tỳ, vị có tác dụng tiêu đờm, giải độc, xua tàn hàn khí… Gừng kết hợp với đường nâu có tác dụng thanh nhiệt, bài lạnh và độ ẩm trong người. Kiên trì uống trà gừng 1 tháng, bạn sẽ nhận được lợi ích sức khỏe ấn tượng dưới đây.Cải thiện tình trạng lạnh tay chân. Con người thuộc nhóm máu nóng. Tùy vào nhiệt độ, khi gặp thời tiết nóng, cơ thể sẽ điều chỉnh để làm mát. Ngược lại, khi gặp thời tiết lạnh, cơ thể sẽ sinh nhiệt để sưởi ấm toàn thân.Trường hợp nhiệt độ giảm sâu, mạch co lại, máu sẽ ưu tiên làm nóng các cơ quan quan trọng. Bàn chân là nơi xa tim nhất, đường đi của máu dài nhất khiến việc cung cấp nhiệt lượng sẽ kém hơn, dẫn đến hiện tượng tay chân lạnh.Để cải thiện, bạn nên kiên trì dùng trà gừng mỗi ngày. Các polyphenol tự nhiên trong gừng mang lại tác dụng cải thiện lưu thông máu và làm ấm cơ thể. Gừng giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi thúc đẩy quá trình sinh nhiệt, do đó giảm nhạy cảm với lạnh.Cải thiện da. Phân tích thành phần, các nhà khoa học nhận thấy lượng lớn curcumin và flavonoid trong gừng. Nhờ vậy, uống trà gừng mỗi ngày góp phần cải thiện tình trạng da dầu. Chất chống oxy hóa này cũng có thể bảo vệ da, trì hoãn quá trình lão hóa và làm mờ các vết nám đáng kể. Kiên trì uống trà gừng thích hợp trong vòng 1 tháng, bạn sẽ nhận thấy da mình mịn màng, bóng khỏe rõ rệt.Cải thiện sức khỏe tim mạch. Các thành phần của gừng góp phần kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì độ “mềm” của các mao mạch, đảm bảo chức năng hệ tuần hoàn. Ngoài ra, natri salicylat trong gừng còn có thể cải thiện nồng độ máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch chủ hiệu quả.Tăng cảm giác thèm ăn. Các thành phần trong gừng có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa axit trong dạ dày. Do vậy, những người khó tiêu, kém ăn nên uống trà gừng để thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, tạo cảm giác thèm ăn.Nhìn chung, trà gừng tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một số tác dụng phụ, sử dụng quá nhiều cùng lúc sẽ không có lợi cho sức khỏe. Theo chuyên gia, trung bình người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ tối đa 5g; phụ nữ có thai chỉ nên hấp thụ dưới 2,5g gừng mỗi ngày.Lưu ý, người mắc bệnh dạ dày không nên ăn nhiều gừng. Nguyên nhân bởi gừng tươi có chất cay nóng, có thể gây kích thích, bào mòn, gây ra những vết loét khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.Người nóng trong với các biểu hiện như bứt rứt, chân tay nóng, khát nước, mắt khô, ăn ngủ kém tránh ăn nhiều gừng. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, ruột gừng có vị hơi hăng, tính ấm. Người nóng trong dùng nhiều gừng sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn.Người bệnh viêm gan không nên ăn gừng trong thời gian dài. Gừng có tính ấm, ăn lâu ngày sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan khí suy kiệt, gây bất lợi cho quá trình hồi phục. Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. (Nguồn video: THĐT)
Phân tích thành phần dinh dưỡng, các nhà khoa học nhận thấy gừng chứa một loạt các vitamin và khoáng chất quan trọng. Nó cũng chứa gingerol, một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh. (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, Trung y quan niệm gừng có vị cay, tính ấm; đi vào phổi, tỳ, vị có tác dụng tiêu đờm, giải độc, xua tàn hàn khí… Gừng kết hợp với đường nâu có tác dụng thanh nhiệt, bài lạnh và độ ẩm trong người. Kiên trì uống trà gừng 1 tháng, bạn sẽ nhận được lợi ích sức khỏe ấn tượng dưới đây.
Cải thiện tình trạng lạnh tay chân. Con người thuộc nhóm máu nóng. Tùy vào nhiệt độ, khi gặp thời tiết nóng, cơ thể sẽ điều chỉnh để làm mát. Ngược lại, khi gặp thời tiết lạnh, cơ thể sẽ sinh nhiệt để sưởi ấm toàn thân.
Trường hợp nhiệt độ giảm sâu, mạch co lại, máu sẽ ưu tiên làm nóng các cơ quan quan trọng. Bàn chân là nơi xa tim nhất, đường đi của máu dài nhất khiến việc cung cấp nhiệt lượng sẽ kém hơn, dẫn đến hiện tượng tay chân lạnh.
Để cải thiện, bạn nên kiên trì dùng trà gừng mỗi ngày. Các polyphenol tự nhiên trong gừng mang lại tác dụng cải thiện lưu thông máu và làm ấm cơ thể. Gừng giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi thúc đẩy quá trình sinh nhiệt, do đó giảm nhạy cảm với lạnh.
Cải thiện da. Phân tích thành phần, các nhà khoa học nhận thấy lượng lớn curcumin và flavonoid trong gừng. Nhờ vậy, uống trà gừng mỗi ngày góp phần cải thiện tình trạng da dầu. Chất chống oxy hóa này cũng có thể bảo vệ da, trì hoãn quá trình lão hóa và làm mờ các vết nám đáng kể. Kiên trì uống trà gừng thích hợp trong vòng 1 tháng, bạn sẽ nhận thấy da mình mịn màng, bóng khỏe rõ rệt.
Cải thiện sức khỏe tim mạch. Các thành phần của gừng góp phần kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì độ “mềm” của các mao mạch, đảm bảo chức năng hệ tuần hoàn. Ngoài ra, natri salicylat trong gừng còn có thể cải thiện nồng độ máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch chủ hiệu quả.
Tăng cảm giác thèm ăn. Các thành phần trong gừng có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa axit trong dạ dày. Do vậy, những người khó tiêu, kém ăn nên uống trà gừng để thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, tạo cảm giác thèm ăn.
Nhìn chung, trà gừng tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một số tác dụng phụ, sử dụng quá nhiều cùng lúc sẽ không có lợi cho sức khỏe. Theo chuyên gia, trung bình người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ tối đa 5g; phụ nữ có thai chỉ nên hấp thụ dưới 2,5g gừng mỗi ngày.
Lưu ý, người mắc bệnh dạ dày không nên ăn nhiều gừng. Nguyên nhân bởi gừng tươi có chất cay nóng, có thể gây kích thích, bào mòn, gây ra những vết loét khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Người nóng trong với các biểu hiện như bứt rứt, chân tay nóng, khát nước, mắt khô, ăn ngủ kém tránh ăn nhiều gừng. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, ruột gừng có vị hơi hăng, tính ấm. Người nóng trong dùng nhiều gừng sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn.
Người bệnh viêm gan không nên ăn gừng trong thời gian dài. Gừng có tính ấm, ăn lâu ngày sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan khí suy kiệt, gây bất lợi cho quá trình hồi phục.
Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. (Nguồn video: THĐT)