Bệnh lở miệng (hay nhiệt miệng)là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục xuất hiện ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây ra đau rát rất khó chịu. Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh lở miệng
|
Căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến bạn bị lở miệng. |
Người bệnh bị mệt mỏi, căng thẳng, giúp ăn uống và chế độ nghỉ ngơi bị ảnh hưởng nhiều
Người bệnh lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến niêm mạc mà bị nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, và nấm miệng.
Người bệnh bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin.
Khi bị bệnh, người bệnh thường rất khó chịu, nhất là trong ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày, câu hỏi người bị lở miệng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh là vấn đề được quan tâm trước tiên.
Rau má
|
Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. |
Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.
Rau diếp cá
Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Gần đây Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng. Chúng ta có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.
Các bác sĩ khuyên rằng khi bị nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (Vitamin nhóm B, Vitamin C, Vitamin A, Kẽm, Sắt…) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và nhanh làm lành vết thương. Nên ăn các loại thịt như ngan, vịt và các loại cá nước ngọt. Nên ăn nhạt.