1. Những sai lầm khi uống cà phê
Không nên để cà phê đã pha lâu
Cà phê đã pha để quá lâu có thể làm cho các chất thơm trong cà phê bị giảm và làm tăng vị đắng của cà phê.
Tránh pha cà phê có nồng độ quá đặc
|
Ảnh minh họa. |
Một số người mải miết làm việc và học tập nên thường sử dụng những cốc cà phê đặc để kích thích tinh thần. Song, làm như vậy rất có hại cho sức khoẻ. Nếu uống những ly cà phê đậm đặc sẽ khiến tim đập nhanh, huyết áp cũng tăng và xuất hiện những hiện tượng khác thường như: nôn nóng, sốt ruột, bất an, ù tai và chân tay run. Với những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành còn có thể dẫn tới những cơn đau thắt tim.
Không nên đồng thời uống cà phê với rượu
Sau khi uống rượu xong mà lập tức uống cà phê sẽ khiến cho đại não hưng phấn quá độ, tiếp đó là thần kinh bị ức chế, kích thích sự giãn nở của huyết quản, tăng nhanh sự tuần hoàn máu, dẫn đến tăng gánh nặng cho tim, làm tổn thương sức khoẻ. Sự tổn thương này thậm chí còn vượt quá rất nhièu lần so với việc uống rượu đơn thuần.
Không nên cho quá nhiều đường vào cà phê
Cho một lượng đường thích hợp vào cà phê khi uống sẽ làm tăng mùi vị cà phê. Mặt khác, khi uống cà phê có pha nhiều đường có thể làm kích thích các tế bào insulin trong tuỵ và tạng, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu, từ đó khiến cho sự trao đổi đường trong cơ thể bị rối loạn.
2. Những đối tượng không được uống cà phê
Nhóm người mắc bệnh "tứ cao"
Nhóm người đang có 3 bệnh mãn tính hay thường gọi là "tam cao" gồm đường trong máu cao, mỡ máu cao và huyết áp cao. Do mức sống của người dân càng ngày càng tăng, nên bệnh tam cao có tỉ lệ người mắc có xu hướng tăng cao theo (bệnh này bắt nguồn từ ăn uống và lối sống).
Thậm chí hiện nay còn xuất hiện thêm một bệnh nữa là acid uric cao, tạo thành nhóm bệnh nhân "tứ cao" phổ biến trong xã hội.
Cà phê nguyên chất vốn có vị hơi đắng, vì thế nhiều người sẽ thích thêm một ít sản phẩm điều vị để uống cùng như đường, sữa, các nguyên liệu pha trộn tổng hợp khác. Điều này vô tình làm cho món đồ uống của bạn trở thành một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể mà bạn hầu như không tính đến nó.
Nhóm người có bệnh tim mạch
Cà phê cũng có thể gây ra sự kích thích tới chức năng hoạt động của tim, bệnh nhân bệnh tim vốn dĩ có các rào cản chức năng tim riêng, lượng caffeine chứa trong cà phê lớn sẽ làm tăng thêm sự kích thích lên hoạt động của tim.
Nhóm người có bệnh về tâm lý, bệnh nhân tâm thần
Nói một cách đơn giản giúp bạn dễ hình dung, nếu ai đó mắc các bệnh nhỏ thì thông thường có thể được chữa khỏi bằng cách dùng thuốc hoặc các phương tiện khác để cơ thể có thể hồi phục trở lại.
Nhưng riêng bệnh về tâm lý và tâm thần thì việc điều trị lại tương đối phức tạp. Điều trị bằng thuốc chỉ có ý nghĩa một phần trong chu trình điều trị thông thường, những bệnh nhân có bệnh lý về thần kinh còn phải đặc biệt chú ý đến các khía cạnh khác trong cuộc sống.
Liên quan đến cà phê, vốn là một chất có thể gây kích thích thần kinh, nếu như nhóm người có bệnh về thần kinh mà sử dụng thêm cà phê, vô tình sẽ làm tăng nặng thêm các triệu chứng bệnh, gây rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng và khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
Người bị bệnh suy thận
Nếu bạn là một người thuộc nhóm bệnh nhân suy thận thì không thuộc đối tượng được uống cà phê. Vì cà phê có chứa một lượng caffeine vô cùng phong phú, chúng không chỉ có thể tạo ra sự kích thích các tế bào não, dẫn đến tâm trạng vui mừng, quá khích, mà còn có thể kích thích hoạt động của chức năng thận, cơ quan trao đổi chất của cơ thể.