Món chân giò luộc Jokbal có màu nâu cánh gián của xì dầu Hàn Quốc, vị ngọt tự nhiên của các loại rau củ, cay nhẹ của ớt khô rất thích hợp ăn với cơm trắng nhất là trong những ngày giá lạnh.Chân giò lợn jokbal là một món ăn đêm được người Hàn Quốc vô cùng yêu thích. Từ món jokbal truyền thống, người Hàn còn khéo léo chế biến thành nhiều loại jokbal mới lạ khác nhau như jokbal hấp, jokbal lạnh, jokbal ngũ vị hương hay jokbal sốt cay...Tuy là một món ăn nghe có vẻ bình dân nhưng jokbal được người Hàn chế biến vô cùng cẩn thận và khéo léo. Những phần chân giò có màu hồng, da bóng, thịt có độ đàn hồi cao được lựa chọn kỹ càng, sau đó đem sơ chế sạch sẽ và luộc sơ để loại bỏ mùi hôi.Thông thường, người Hàn sẽ ưu tiên chọn thịt chân trước vì phần chân này chắc thịt và thơm ngon hơn rất nhiều. Sau đó, chân giò được đem đi luộc với các loại gia vị như nước tương, thảo mộc, ớt khô, hành tây, củ cải... cho ngấm gia vị thật đậm đà.Có được màu nâu cánh gián đặc trưng là nhờ vào việc trong lúc luộc, đầu bếp sẽ bỏ vào đó xì dầu Hàn Quốc, các vị thuốc bắc cũng góp phần tạo màu như hồi, quế, cam thảo, kỉ tử, hoàng kỳ, ý dĩ, thục địa và ớt phơi khô Hàn Quốc. Không chỉ tao màu sắc đẹp mắt mà các nguyên liệu này cũng giúp tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn này.Khác với thịt heo kiểu Việt Nam chỉ luộc một cách đơn giản, thì món chân giò luộc của Hàn Quốc cầu kỳ hơn rất nhiều. Ngoài các nguyên liệu trên còn có thêm hạt tiêu, đường sên, rượu trắng, tỏi, bí đỏ, củ cải, dứa, hành baro. Chúng sẽ làm cho nước ngọt tự nhiên và tạo vị ngọt mềm cho thịt chân giò. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp khử được kha khá mùi tanh và nồng của thịt.Nếu như thịt chân giò bình thường chỉ được luộc trong nước lạnh, thì thịt của Hàn Quốc đúng kiểu phải được luộc trong nước xương hầm. Nghĩa là người đầu bếp phải hầm xương ống trước trong vòng 12-16 tiếng đồng hồ.Tiêu chuẩn nước hầm xương ngon là nước phải có màu trắng tinh, không tanh và không nổi váng mỡ. Có những cửa hàng gia truyền còn kỳ công luộc đi luộc lại và chỉ dùng lượt nước hầm thứ ba. Sau đó thịt chân giò đã được luộc qua và các nguyên liệu đi kèm sẽ được bỏ vào nước hầm xương, đậy kín vung và ninh nhừ trong khoảng 1 giờ 30 phút.Món ăn sau khi chế biến xong sẽ có màu nâu cánh gián đẹp mắt, thấm đậm hương vị, phần da mềm dai chứ không hề bị bở hay nhũn, gây ngán. Ngược lại, món này còn có vị ngọt tự nhiên của các loại rau củ và ớt khô, vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.Quy trình nấu cầu kỳ như vậy mới hiểu vì sao thịt chân giò hầm kiểu Hàn lại ngon và đắt đỏ đến như thế. Trong thực đơn chế biến chân giò Hàn Quốc có ba món: Chân giò cay, chân giò nóng và chân giò lạnh.Với món chân giò nóng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt, mềm của thịt, bì màu cánh gián thơm nức mũi. Từng miếng thịt được thái lát khéo léo vẫn còn bốc khói nóng. Được ăn kèm với rau và nước sốt cay nên thực khách không có cảm giác bị ngấy.Chân giò lạnh thì được ướp lạnh nên thịt sẽ săn hơn, ăn mát, đặc biệt là trong mùa hè. Còn với chân giò cay thi sau khi chân giò được hầm tới đem ra để ráo, nướng sơ qua lửa rồi thái lát xào với sốt cay, thế nên khi ăn bạn sẽ thấy vị cay nồng kèm với mùi khói đặc trưng.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Món chân giò luộc Jokbal có màu nâu cánh gián của xì dầu Hàn Quốc, vị ngọt tự nhiên của các loại rau củ, cay nhẹ của ớt khô rất thích hợp ăn với cơm trắng nhất là trong những ngày giá lạnh.
Chân giò lợn jokbal là một món ăn đêm được người Hàn Quốc vô cùng yêu thích. Từ món jokbal truyền thống, người Hàn còn khéo léo chế biến thành nhiều loại jokbal mới lạ khác nhau như jokbal hấp, jokbal lạnh, jokbal ngũ vị hương hay jokbal sốt cay...
Tuy là một món ăn nghe có vẻ bình dân nhưng jokbal được người Hàn chế biến vô cùng cẩn thận và khéo léo. Những phần chân giò có màu hồng, da bóng, thịt có độ đàn hồi cao được lựa chọn kỹ càng, sau đó đem sơ chế sạch sẽ và luộc sơ để loại bỏ mùi hôi.
Thông thường, người Hàn sẽ ưu tiên chọn thịt chân trước vì phần chân này chắc thịt và thơm ngon hơn rất nhiều. Sau đó, chân giò được đem đi luộc với các loại gia vị như nước tương, thảo mộc, ớt khô, hành tây, củ cải... cho ngấm gia vị thật đậm đà.
Có được màu nâu cánh gián đặc trưng là nhờ vào việc trong lúc luộc, đầu bếp sẽ bỏ vào đó xì dầu Hàn Quốc, các vị thuốc bắc cũng góp phần tạo màu như hồi, quế, cam thảo, kỉ tử, hoàng kỳ, ý dĩ, thục địa và ớt phơi khô Hàn Quốc. Không chỉ tao màu sắc đẹp mắt mà các nguyên liệu này cũng giúp tạo nên hương vị đặc trưng của món ăn này.
Khác với thịt heo kiểu Việt Nam chỉ luộc một cách đơn giản, thì món chân giò luộc của Hàn Quốc cầu kỳ hơn rất nhiều. Ngoài các nguyên liệu trên còn có thêm hạt tiêu, đường sên, rượu trắng, tỏi, bí đỏ, củ cải, dứa, hành baro. Chúng sẽ làm cho nước ngọt tự nhiên và tạo vị ngọt mềm cho thịt chân giò. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp khử được kha khá mùi tanh và nồng của thịt.
Nếu như thịt chân giò bình thường chỉ được luộc trong nước lạnh, thì thịt của Hàn Quốc đúng kiểu phải được luộc trong nước xương hầm. Nghĩa là người đầu bếp phải hầm xương ống trước trong vòng 12-16 tiếng đồng hồ.
Tiêu chuẩn nước hầm xương ngon là nước phải có màu trắng tinh, không tanh và không nổi váng mỡ. Có những cửa hàng gia truyền còn kỳ công luộc đi luộc lại và chỉ dùng lượt nước hầm thứ ba. Sau đó thịt chân giò đã được luộc qua và các nguyên liệu đi kèm sẽ được bỏ vào nước hầm xương, đậy kín vung và ninh nhừ trong khoảng 1 giờ 30 phút.
Món ăn sau khi chế biến xong sẽ có màu nâu cánh gián đẹp mắt, thấm đậm hương vị, phần da mềm dai chứ không hề bị bở hay nhũn, gây ngán. Ngược lại, món này còn có vị ngọt tự nhiên của các loại rau củ và ớt khô, vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Quy trình nấu cầu kỳ như vậy mới hiểu vì sao thịt chân giò hầm kiểu Hàn lại ngon và đắt đỏ đến như thế. Trong thực đơn chế biến chân giò Hàn Quốc có ba món: Chân giò cay, chân giò nóng và chân giò lạnh.
Với món chân giò nóng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt, mềm của thịt, bì màu cánh gián thơm nức mũi. Từng miếng thịt được thái lát khéo léo vẫn còn bốc khói nóng. Được ăn kèm với rau và nước sốt cay nên thực khách không có cảm giác bị ngấy.
Chân giò lạnh thì được ướp lạnh nên thịt sẽ săn hơn, ăn mát, đặc biệt là trong mùa hè. Còn với chân giò cay thi sau khi chân giò được hầm tới đem ra để ráo, nướng sơ qua lửa rồi thái lát xào với sốt cay, thế nên khi ăn bạn sẽ thấy vị cay nồng kèm với mùi khói đặc trưng.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.