Chuyên gia nuôi dạy con cái Kate Orson đã nhận định như vậy khi đề cập đến chuyện cha mẹ băn khoăn về cách dạy dỗ những đứa con cứng đầu khó bảo. Cũng theo bà, các bậc phụ huynh hãy cẩn thận khi quá ưu tiên dành thời gian tìm cách sở hữu những thứ vật chất, mà quên mất thời gian dành cho con cái mình.
Trẻ nhỏ như những miếng bọt bể sẵn sàng hút mọi thứ chung quanh chúng, thế nên hành vi của cha mẹ rất quan trọng. Nếu làm phụ huynh mà bạn lúc nào mong muốn và chiếm hữu cho được mọi thứ thì nên nhớ trẻ nhà bạn cũng khao khát tương tự như vậy. Bạn hãy dành thời gian cho chúng, hãy lắng nghe, trò chuyện với con cái. Hãy giúp con bạn cảm thấy an tâm.
Bạn cũng cần phải hiểu có sự khác biệt giữa muốn và cần. Điều mà con trẻ cần nhất chính là sự kết nối với bố mẹ. Chúng cần thứ ấy hơn hẳn những món đồ chơi điện tử. Điều đó tùy cách bạn dịu dàng biểu lộ tình cảm với con cái. Chẳng có đứa trẻ nào sinh ra đã là hư hỏng hay ngoan ngoãn. Nếu chúng như vậy thường là chỉ vì chúng thiếu những nối kết cảm xúc với những người quan trọng trong cuộc đời của chúng mà thôi.
Sẽ rất tuyệt khi con cái của bạn muốn điều tốt nhất cho chính chúng và có kỳ vọng cao về cuộc đời của mình, đó mới là đặc quyền đúng nghĩa.
|
Làm cha làm mẹ bạn đừng bực tức nổi giận khi thấy con cái mình biểu lộ cảm xúc. |
Ngày nay, phong cách làm cha mẹ đã thay đổi tốt hơn. Chúng ta bớt độc đoán và tôn trọng con cái nhiều hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng muốn gì được nấy. Lắc đầu nói “không” với con cái chẳng có gì là xấu. Chuyện chúng khóc khi thấy bố mẹ phản ứng với mình như vậy cũng chẳng có gì là hư, là quấy.
Làm cha làm mẹ bạn đừng bực tức nổi giận khi thấy con cái mình biểu lộ cảm xúc, hãy lắng nghe chúng xả hết những hờn giận, bất bình. Âu yếm vỗ về trò chuyện vào những lúc ấy sẽ giúp trẻ hiểu đúng ý nghĩa hưởng đặc quyền của con nít, khiến trẻ giải tỏa cảm giác bị ức chế. Sẽ rất tuyệt khi con cái của bạn muốn điều tốt nhất cho chính chúng và có kỳ vọng cao về cuộc đời của mình, đó mới là đặc quyền đúng nghĩa.
Dù con cái có trưởng thành đi nữa chúng vẫn cần đến cha mẹ. Hãy tìm cho được những cơ hội thích hợp nhất để chia sẻ với trẻ. Đó là những lúc chúng sẵn sàng tiếp nhận bố mẹ, sẵn sàng kết nối. Hãy cho con bạn biết chúng rất quan trọng với bạn. Nếu trẻ con an toàn và được nuôi dưỡng tốt, chúng sẽ không bao giờ sống vị kỷ với tha nhân.