1. Trách nhiệm
Một ngày người con trai 2 tuổi của tôi u đầu vì sơ ý đâm vào bàn. Nó khóc ầm ĩ một hồi lâu. Tôi đã ra khỏi phòng và bước tới cạnh bàn, lớn tiếng hỏi: “Này! Bàn, ai làm bạn bị thương và khóc nhiều quá vậy?”.
Nó ngừng khóc và nhìn tôi với những giọt nước mắt trên mặt. Tôi vuốt ve cái bàn và hỏi: “Ai làm bạn đau thế?”.
Con trai nhìn tôi: “Ôi, là con đó bố”. Tôi nói: “Con xin lỗi cái bàn chưa?”. Nó nói: “Mình xin lỗi” và cúi chào cái bàn.
|
Ảnh minh họa. |
Kể từ đó, nó đã học được cách chịu trách nhiệm.
2. Đừng trút sự tức giận lên người khác
Một ngày, đứa con 3 tuổi của tôi bắt đầu khóc vô cớ. Tôi hỏi: “Con cảm thấy không thoải mái à?”.
“Không”, cậu bé nói.
“Tại sao con lại khóc nữa rồi? Bố không cảm thấy phiền nếu con khóc, nhưng con nên tìm một nơi thích hợp để khóc, và như vậy thì sẽ không làm phiền những người khác. Sau khi con khóc đủ rồi, hãy bảo bố mẹ, sau đó con có thể ra ngoài”.
Tôi để nó trong phòng tắm. Hai phút sau, nó gõ cửa và nói: “Con khóc đủ rồi bố”. Sau đó, nó được phép ra ngoài chơi.
Bây giờ, con trai tôi đã 18 tuổi, và nó không để cảm xúc của mình ảnh hưởng đến những người khác và đổ sự tức giận của mình lên những người khác.
3. Bài học dạy con những gì nên làm và chưa nên làm
Con trai 6 tuổi, ham ăn. Một buổi tối nọ, tan học đi ngang qua McDonald’s, dừng bước:
“Ba ơi, McDonald’s kìa!” (Thèm chảy cả nước miếng).
“Ừm, McDonald’s, muốn ăn không?”
“Muốn ăn!”
“Con trai, một người muốn ăn là ăn ngay gọi là “cẩu hùng” (gấu chó), thèm ăn mà có thể không ăn, thì gọi là anh hùng”.
Rồi nói tiếp: “Con trai, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?”
“Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng”.
“Tốt, vậy anh hùng khi muốn ăn McDonald’s sẽ thế nào?”
“Có thể không ăn!” (Rất kiên định).
“Quá xuất sắc! Anh hùng, về nhà thôi!”
Con trai chảy nước miếng, theo tôi về nhà. Từ đó về sau, con trai đã học được những gì nên làm và những gì không nên làm, chống lại được cám dỗ
4. Rèn cho con tính tự lập
Rèn cho con tính tự lập luôn là một trong những bài học đầu đời mà hầu hết mọi bố mẹ đều muốn dạy cho con, nhưng không phải ai cũng biết cách. Bởi khi nhìn con vụng về, lóng ngóng hoặc làm sai việc thì tâm lý của bố mẹ lại chỉ muốn lao vào giúp con hoặc thậm chí là làm hộ con luôn cho xong. Đối với những bố mẹ thông minh họ sẽ không bao giờ làm như vậy.
5. Lựa chọn và hậu quả
Một hôm con trai 8 tuổi của tôi có cuộc ẩu đả với bạn cùng lớp và trở về nhà khóc lóc. Nó thấy bạn cùng lớp của nó sai và đã đáp trả bằng sự tức giận.
“Con định làm gì đấy? Con có muốn bố giúp con không?”, tôi hỏi nó.
“Bố, tìm giúp con một viên gạch, ngày mai con muốn ném chúng nó từ phía sau”.
“Bố biết rồi, bố có thể tìm giúp. Còn gì nữa không?”.
“Bố, lấy cho con một cây gậy, con có thể đánh chúng từ phía sau”.
“Tốt! Bằng cách này con có thể trút cơn giận dữ. Bố có thể lấy nó cho con”.
Tôi lên lầu để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Con trai tôi dường như đã bình tĩnh hơn một chút. Khoảng 20 phút sau, tôi đã mang đến rất nhiều quần áo và chăn.
“Con trai, con đã cân nhắc kỹ chưa, gạch hay gậy đây?”.
“Nhưng bố ơi, tại sao bố đem cho con rất nhiều quần áo và chăn?”.
“Con trai, là thế này, nếu con choảng cậu ta bằng gạch, cảnh sát sẽ bắt giam chúng ta khoảng một tháng trong nhà tù, vì vậy chúng ta sẽ phải mang theo một số áo khoác và chăn. Nếu con dùng gậy đánh cậu ta, chúng ta sẽ phải ở tù ít nhất ba năm, nếu thế chúng ta phải chuẩn bị quần áo cho cả bốn mùa, phải không? Đó là luật. Vì vậy, nếu con đã quyết định, bố sẽ sẵn sàng hỗ trợ con!”.
“Bố, chúng ta chưa làm mà, phải không?!”, con tôi trả lời.
“Nhưng con trai, con có vẻ đang rất tức giận vì điều đó”, tôi nói.
“Ôi, bố, con sẽ không giận nữa và trên thực tế, con đã sai”, con trai tôi đỏ mặt.
“Tốt thôi, bố ủng hộ con!”.
Kể từ đó con trai tôi đã học được lựa chọn đúng và cân nhắc đến hậu quả.