Không đặt quá nhiều lượt chuông báo thức: Nhiều người thường đặt đến cả chục lượt chuông báo thức, trước giờ cần dậy cả tiếng đồng hồ để chắc chắn rằng mình sẽ dậy sớm mùa đông. Các chuyên gia cho rằng, thói quen này không giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn mà còn khiến giấc ngủ bị gián đoạn, cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ hơn. Chỉ đặt 1 lần chuông báo thức và để đồng hồ ở chân giường là cách mà các chuyên gia khuyên bạn nên làm. Che kín rèm cửa: Nếu không muốn thức dậy ngay khi mặt trời mọc thì hãy chắc chắn rằng rèm cửa của bạn được kéo kín. Vì ánh sáng mặt trời có thể đánh thức bạn trước giờ đồng hồ sinh học, khiến giấc ngủ bị đứt đoạn và khó thức dậy vào giờ dự kiến. Tuân thủ đồng hồ sinh học đã thiết lập: Nhiều người có thói quen “ngủ nướng” vào cuối tuần. Điều này khiến cho nhịp sinh học mà bạn đã thiết lập vào các ngày trong tuần bị đảo lộn và bạn khó có thể dậy đúng giờ khi bắt đầu tuần làm việc mới. Thay vì ngủ nướng vào buổi sáng cuối tuần, hãy ngủ 1 giấc ngắn vào buổi trưa để hạn chế sự ảnh hưởng đến nhịp sinh học hàng ngày. Rửa mặt với nước lạnh khiến bạn nhanh chóng tỉnh ngủ. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng cách này vào mùa đông vì nó có thể gây hại cho da.Không có cách nào khiến bạn tỉnh táo hiệu quả như việc tập thể dục. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người tập thể dục 150 phút mỗi tuần ít cảm thấy buồn ngủ hơn so với người lười vận động. Khởi động ngày mới bằng cách chạy bộ hay tập yoga không chỉ xua tan cảm giác buồn ngủ ngay tức thì mà còn giúp bạn tỉnh táo cả ngày. Uống nước khi vừa ngủ dậy giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, tỉnh táo hơn nhiêu. Lập thời gian biểu cho ngày mới trước khi đi ngủ là cách giúp bạn bật dậy khỏi giường ngay khi đồng hồ đổ hồi chuông báo thức đầu tiên. Những hoạt động thú vị hay kế hoạch quan trọng trong ngày sẽ là động lực để bạn dễ tỉnh giấc hơn.
Không đặt quá nhiều lượt chuông báo thức: Nhiều người thường đặt đến cả chục lượt chuông báo thức, trước giờ cần dậy cả tiếng đồng hồ để chắc chắn rằng mình sẽ dậy sớm mùa đông. Các chuyên gia cho rằng, thói quen này không giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn mà còn khiến giấc ngủ bị gián đoạn, cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ hơn. Chỉ đặt 1 lần chuông báo thức và để đồng hồ ở chân giường là cách mà các chuyên gia khuyên bạn nên làm.
Che kín rèm cửa: Nếu không muốn thức dậy ngay khi mặt trời mọc thì hãy chắc chắn rằng rèm cửa của bạn được kéo kín. Vì ánh sáng mặt trời có thể đánh thức bạn trước giờ đồng hồ sinh học, khiến giấc ngủ bị đứt đoạn và khó thức dậy vào giờ dự kiến.
Tuân thủ đồng hồ sinh học đã thiết lập: Nhiều người có thói quen “ngủ nướng” vào cuối tuần. Điều này khiến cho nhịp sinh học mà bạn đã thiết lập vào các ngày trong tuần bị đảo lộn và bạn khó có thể dậy đúng giờ khi bắt đầu tuần làm việc mới. Thay vì ngủ nướng vào buổi sáng cuối tuần, hãy ngủ 1 giấc ngắn vào buổi trưa để hạn chế sự ảnh hưởng đến nhịp sinh học hàng ngày.
Rửa mặt với nước lạnh khiến bạn nhanh chóng tỉnh ngủ. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng cách này vào mùa đông vì nó có thể gây hại cho da.
Không có cách nào khiến bạn tỉnh táo hiệu quả như việc tập thể dục. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người tập thể dục 150 phút mỗi tuần ít cảm thấy buồn ngủ hơn so với người lười vận động. Khởi động ngày mới bằng cách chạy bộ hay tập yoga không chỉ xua tan cảm giác buồn ngủ ngay tức thì mà còn giúp bạn tỉnh táo cả ngày.
Uống nước khi vừa ngủ dậy giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, tỉnh táo hơn nhiêu.
Lập thời gian biểu cho ngày mới trước khi đi ngủ là cách giúp bạn bật dậy khỏi giường ngay khi đồng hồ đổ hồi chuông báo thức đầu tiên. Những hoạt động thú vị hay kế hoạch quan trọng trong ngày sẽ là động lực để bạn dễ tỉnh giấc hơn.