Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thất thường khiến tỉ lệ mắc các bệnh đường ruột ngày càng tăng nhanh. Đặc biệt, thống kê ghi nhận ung thư 2018 tại Việt Nam, ung thư dạ dày được xem là loại ung thư thường gặp nhất ở cả hai giới – chỉ sau ung thư gan và ung thư phổi.Bình thường, cơ thể sẽ phát tín hiệu khi sức khỏe có vấn đề. Vậy nhưng, 70% người bị bệnh đường ruột thường được phát hiện khi bệnh chuyển giai đoạn muộn. Việc chẩn đoán khi bệnh bước vào giai đoạn giữa và cuối khiến hiệu quả trị bệnh khó khả quan như mong đợi. Chính vì vậy, bác sĩ khuyên nên chú ý dấu hiệu “1 đen, 1 đau, 3 mùi” để thấy được sự bất thường.1 đen – phân đen. Ở người khỏe mạnh, phân có màu nâu vàng. Nếu bạn tiêu thụ đồ ăn có màu đỏ như món ăn chế biến từ tiết động vật, thanh long, rau rền... thì phân cũng chuyển màu đen song sẽ trở lại bình thường sau 3 – 7 ngày.Trong khi đó, nếu đi ngoài phân đen, bề mặt chất thải bóng lại là dấu hiệu chảy máu đường ruột. Lúc này, oxit và sulfua kết hợp với nhau trong ruột khiến chất thải đổi màu.1 đau – đau bụng: Mắc các bệnh đường ruột như nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính, bạn có thể đối diện với tình trạng đau bụng quằn quại, tiêu chảy và buồn nôn... trong thời gian ngắn, có thể khắc phục bằng cách sử dụng thuốc. Trong khi đó, polip dạ dày, viêm loét ruột, ung thư... ở giai đoạn đầu thường xuất hiện các cơn đau ngắt quãng, mức độ đau tăng dần.Người mắc ung thư đường ruột còn bị chướng bụng, đau đớn dữ dội. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của ung thư đường ruột là những cơn đau chủ yếu tập trung ở vùng bụng giữa và bụng dưới.3 mùi – xì hơi. Xì hơi được xem là hiện tượng sinh lý bình thường. Khí được xì ra hình thành chủ yếu do vi khuẩn đường ruột phân hủy thức ăn, nuốt nhiều không khí hoặc do nhu động ruột...Nếu tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, đạm khó tiêu... khí thải sẽ có chút nặng mùi nhưng sẽ hết theo thời gian. Trái lại, mắc các bệnh đường ruột khiến người bệnh ngày càng tăng số lần xì hơi. Khí thải có mùi cực khó chịu và không thể tự hết được.Hôi miệng. Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng như mắc tiểu đường, suy gan hoặc viêm dạ dày mãn tính. Theo thống kê lâm sàng, mắc các bệnh đường ruột như táo bón hoặc ung thư ruột cũng khiến tình trạng hôi miệng ngày càng tăng. Điều này bắt nguồn bởi sự suy giảm chức năng đường ruột, gây tích tụ các chất có hại, rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thụ thức ăn.Phân có mùi. Bản thân chất thải lúc nào cũng có mùi. Dù vậy, nó sẽ có sự khác biệt để phát hiện bệnh đường ruột. Chẳng hạn, phân có mùi chua là biểu hiện của chứng khó tiêu. Phân đen kèm mùi tanh là triệu chứng chảy máu đường ruột. Nếu phân dạng nước, có mùi lạ thì rất có thể liên quan đến tình trạng viêm nhiễm, xuất huyết, thậm chí hoại tử ruột non. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Vì sao không nên để điện thoại gần giường khi ngủ. Nguồn: Zing.
Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thất thường khiến tỉ lệ mắc các bệnh đường ruột ngày càng tăng nhanh. Đặc biệt, thống kê ghi nhận ung thư 2018 tại Việt Nam, ung thư dạ dày được xem là loại ung thư thường gặp nhất ở cả hai giới – chỉ sau ung thư gan và ung thư phổi.
Bình thường, cơ thể sẽ phát tín hiệu khi sức khỏe có vấn đề. Vậy nhưng, 70% người bị bệnh đường ruột thường được phát hiện khi bệnh chuyển giai đoạn muộn. Việc chẩn đoán khi bệnh bước vào giai đoạn giữa và cuối khiến hiệu quả trị bệnh khó khả quan như mong đợi. Chính vì vậy, bác sĩ khuyên nên chú ý dấu hiệu “1 đen, 1 đau, 3 mùi” để thấy được sự bất thường.
1 đen – phân đen. Ở người khỏe mạnh, phân có màu nâu vàng. Nếu bạn tiêu thụ đồ ăn có màu đỏ như món ăn chế biến từ tiết động vật, thanh long, rau rền... thì phân cũng chuyển màu đen song sẽ trở lại bình thường sau 3 – 7 ngày.
Trong khi đó, nếu đi ngoài phân đen, bề mặt chất thải bóng lại là dấu hiệu chảy máu đường ruột. Lúc này, oxit và sulfua kết hợp với nhau trong ruột khiến chất thải đổi màu.
1 đau – đau bụng: Mắc các bệnh đường ruột như nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính, bạn có thể đối diện với tình trạng đau bụng quằn quại, tiêu chảy và buồn nôn... trong thời gian ngắn, có thể khắc phục bằng cách sử dụng thuốc. Trong khi đó, polip dạ dày, viêm loét ruột, ung thư... ở giai đoạn đầu thường xuất hiện các cơn đau ngắt quãng, mức độ đau tăng dần.
Người mắc ung thư đường ruột còn bị chướng bụng, đau đớn dữ dội. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của ung thư đường ruột là những cơn đau chủ yếu tập trung ở vùng bụng giữa và bụng dưới.
3 mùi – xì hơi. Xì hơi được xem là hiện tượng sinh lý bình thường. Khí được xì ra hình thành chủ yếu do vi khuẩn đường ruột phân hủy thức ăn, nuốt nhiều không khí hoặc do nhu động ruột...
Nếu tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, đạm khó tiêu... khí thải sẽ có chút nặng mùi nhưng sẽ hết theo thời gian. Trái lại, mắc các bệnh đường ruột khiến người bệnh ngày càng tăng số lần xì hơi. Khí thải có mùi cực khó chịu và không thể tự hết được.
Hôi miệng. Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng như mắc tiểu đường, suy gan hoặc viêm dạ dày mãn tính. Theo thống kê lâm sàng, mắc các bệnh đường ruột như táo bón hoặc ung thư ruột cũng khiến tình trạng hôi miệng ngày càng tăng. Điều này bắt nguồn bởi sự suy giảm chức năng đường ruột, gây tích tụ các chất có hại, rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thụ thức ăn.
Phân có mùi. Bản thân chất thải lúc nào cũng có mùi. Dù vậy, nó sẽ có sự khác biệt để phát hiện bệnh đường ruột. Chẳng hạn, phân có mùi chua là biểu hiện của chứng khó tiêu. Phân đen kèm mùi tanh là triệu chứng chảy máu đường ruột. Nếu phân dạng nước, có mùi lạ thì rất có thể liên quan đến tình trạng viêm nhiễm, xuất huyết, thậm chí hoại tử ruột non. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Vì sao không nên để điện thoại gần giường khi ngủ. Nguồn: Zing.