Thành phần quan trọng nhất trên kem đánh răng là fluoride. Chất này có tác dụng cung cấp lại chất khoáng cho răng để giữ cho răng không bị sâu. Các dạng fluoride phổ biến có trong kem đánh răng là NaF, MFP và SnF2. SnF2 có tác dụng kháng khuẩn, tránh các bệnh ở nướu răng đồng thời giữ cho răng không bị ê buốt. Chọn kem đánh răng có hàm lượng fluoride càng cao thì hiệu quả bảo vệ chống sâu răng càng cao. Tuy nhiên chỉ nên dùng theo lời khuyên của nha sĩ. Kem đánh răng chứa quá nhiều fluoride sẽ khiến răng bị nhiễm fluoride làm hỏng men răng. Kem đánh răng trẻ em thường chứa ít fluoride hơn vì trẻ em thường không nhổ hết kem đánh răng ra ngoài được như người lớn. Từ 6 tuổi trở lên, trẻ em đã có thể dùng kem đánh răng bình thường. Triclosan là một thành phần phổ biến khác có trong kem đánh răng. Đây cũng là một chất kháng khuẩn được chứng minh có tác dụng làm giảm các mảng bám trên răng. Mặc dù Mỹ đã cấm sử dụng triclosan trong xà phòng nhưng vẫn chấp nhận triclosan là một thành phần của kem đánh răng. Cơ chế hoạt động của kem đánh răng làm trắng là tăng độ ma sát của kem đánh răng bằng các chất như phosphates, carbonates, hợp chất silica hoặc hợp chất nhôm. Một số loại kem đánh răng làm trắng còn có hydrogen peroxide. Một số người bị ê buốt răng khi ăn đồ ăn quá lạnh hay quá nóng, đây là tình trạng răng nhạy cảm. Nguyên nhân phổ biến là do một phần chân răng bị hở ra ngoài khi lợi bị tụt xuống. Điều này có thể do đánh răng quá mạnh, bị bệnh ở nướu răng, do tuổi già hoặc do cả 3 nguyên nhân. Kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm khá hiệu quả nhưng cũng có nhiều lựa chọn và được chia thành 2 dòng. Dòng thứ nhất có chứa potassium nitrate và potassium citrate có tác dụng giữ không cho dây thần kinh phát đi tín hiệu.Dòng thứ hai có chứa những thành phần như strontium, arginine and calcium sodium phosphosilicate, có tác dụng làm đầy lại những lỗ hổng trên chân răng. Tuy nhiên một số sản phẩm kem đánh răng cho răng nhạy cảm lại không có chứa fluoride, vì vậy nên kiểm tra kỹ thành phần trước khi mua. (Nguồn ảnh: Dailymail)
Thành phần quan trọng nhất trên kem đánh răng là fluoride. Chất này có tác dụng cung cấp lại chất khoáng cho răng để giữ cho răng không bị sâu. Các dạng fluoride phổ biến có trong kem đánh răng là NaF, MFP và SnF2. SnF2 có tác dụng kháng khuẩn, tránh các bệnh ở nướu răng đồng thời giữ cho răng không bị ê buốt.
Chọn kem đánh răng có hàm lượng fluoride càng cao thì hiệu quả bảo vệ chống sâu răng càng cao. Tuy nhiên chỉ nên dùng theo lời khuyên của nha sĩ. Kem đánh răng chứa quá nhiều fluoride sẽ khiến răng bị nhiễm fluoride làm hỏng men răng.
Kem đánh răng trẻ em thường chứa ít fluoride hơn vì trẻ em thường không nhổ hết kem đánh răng ra ngoài được như người lớn. Từ 6 tuổi trở lên, trẻ em đã có thể dùng kem đánh răng bình thường.
Triclosan là một thành phần phổ biến khác có trong kem đánh răng. Đây cũng là một chất kháng khuẩn được chứng minh có tác dụng làm giảm các mảng bám trên răng. Mặc dù Mỹ đã cấm sử dụng triclosan trong xà phòng nhưng vẫn chấp nhận triclosan là một thành phần của kem đánh răng.
Cơ chế hoạt động của kem đánh răng làm trắng là tăng độ ma sát của kem đánh răng bằng các chất như phosphates, carbonates, hợp chất silica hoặc hợp chất nhôm. Một số loại kem đánh răng làm trắng còn có hydrogen peroxide.
Một số người bị ê buốt răng khi ăn đồ ăn quá lạnh hay quá nóng, đây là tình trạng răng nhạy cảm. Nguyên nhân phổ biến là do một phần chân răng bị hở ra ngoài khi lợi bị tụt xuống. Điều này có thể do đánh răng quá mạnh, bị bệnh ở nướu răng, do tuổi già hoặc do cả 3 nguyên nhân.
Kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm khá hiệu quả nhưng cũng có nhiều lựa chọn và được chia thành 2 dòng. Dòng thứ nhất có chứa potassium nitrate và potassium citrate có tác dụng giữ không cho dây thần kinh phát đi tín hiệu.
Dòng thứ hai có chứa những thành phần như strontium, arginine and calcium sodium phosphosilicate, có tác dụng làm đầy lại những lỗ hổng trên chân răng. Tuy nhiên một số sản phẩm kem đánh răng cho răng nhạy cảm lại không có chứa fluoride, vì vậy nên kiểm tra kỹ thành phần trước khi mua. (Nguồn ảnh: Dailymail)