Trẻ em ngủ ít hơn sẽ già đi nhanh hơn

Google News

Theo các nghiên cứu mới, những đứa trẻ ngủ không đủ giấc từ 9-11 giờ vào ban đêm, cho thấy những dấu hiệu lão hóa nhanh hơn ở cấp độ tế bào.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát kỹ các điểm cuối của nhiễm sắc thể cũng như các nắp ở đầu nhiễm sắc thể. Qua quan sát, họ thấy ở đây có sự lão hóa của tế bào và thấy rằng chiều dài trung bình điểm cuối nhiễm sắc thể sẽ ngắn hơn 1,5 phần trăm khi trẻ ngủ thiếu đi một giờ mỗi đêm.
Nghiên cứu ở 1,567 trẻ em trong độ tuổi lên 9 không dự đoán được độ dài của điểm cuối nhiễm sắc thể, kết quả mà các nhà nghiên cứu thu được cho thấy nó không ngắn đi trong thời gian sau này. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Princeton nói với New Scientist rằng: điều này thật sự làm gia tăng mối lo lắng cho phụ huynh vì việc bỏ qua giấc ngủ có thể làm tổn thương sức khỏe của trẻ em khi chúng lớn lên.
Sự ngắn đi của điểm cuối của nhiễm sắc có liên quan đến bệnh ung thư, bệnh tim và suy giảm nhận thức. Trong thời gian ngắn có lẽ những đứa trẻ ngủ không đủ giấc này không cho thấy những dấu hiệu của vấn đề về sức khoẻ, nhưng các nhà nghiên cứu muốn xem xét và tiến hành những nghiên cứu dài hạn để xác định các liên kết này.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Phát hiện này phù hợp với một tài liệu rộng hơn cho thấy rằng, thời gian ngủ dưới mức tối thiểu có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng về sinh lý và khiến sức khoẻ trẻ kém đi”.
Không có sự khác biệt về chiều dài điểm cuối nhiễm sắc thể được tìm thấy dựa trên chủng tộc, giới tính hoặc tình trạng kinh tế xã hội của trẻ.
Tre em ngu it hon se gia di nhanh hon
Trẻ ngủ ít già nhanh hơn (Ảnh: Nastina) 
Một phần vai trò của điểm cuối nhiễm sắc thể là bảo vệ mã DNA của chúng ta và giúp các tế bào phân chia – đây là quá trình rất quan trọng trong việc phát triển và sửa chữa cơ thể. Những mũ nhiễm sắc trở nên càng lúc càng ngắn mỗi khi tế bào phân chia, điều này mang lại cho chúng một khoảng thời gian sống hữu hạn nhưng có ích.
Khi các tế bào hết điểm cuối nhiễm sắc thể, chúng trở nên không hoạt động và chết đi. Đây là một quá trình liên quan đến lão hóa và các vấn đề sức khoẻ khác nhau - mặc dù chúng ta vẫn chưa chắc chắn rằng các điểm cuối nhiễm sắc thể ngắn đi là nguyên nhân gây lão hóa hay là dấu hiệu lão hóa (như tóc màu xám).
Một số tế bào đặc biệt, bao gồm cả tế bào gốc, có thể tái tạo điểm cuối nhiễm sắc thể thông qua một enzyme gọi là telomerase. Suy rộng ra, chúng ta có thể nghĩ đến các điểm cuối nhiễm sắc thể như một chiếc đồng hồ sinh học nhỏ.
Cần nhấn mạnh rằng nghiên cứu này không đánh dấu bất kỳ vấn đề y học đáng sợ nào về việc trẻ em ngủ ít hơn. Nhưng ở đây có mối liên hệ giữa các điểm cuối nhiễm sắc thể ngắn và các bệnh nhất định, nên nếu trẻ có điểm cuỗi nhiễm sắc thể ngắn thì chắc chắn đây không phải là một tin vui.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng một số yếu tố không được đo lường có thể ảnh hưởng đến cả giấc ngủ và độ dài của điểm cuối nhiễm sắc thể. Và thời gian ngủ dựa trên các báo cáo từ các bà mẹ chứ không phải từ các phép đo trực tiếp, vì vậy những kết quả vẫn là những phát hiện ban đầu cho việc nghiên cứu này.
Chúng ta sẽ phải chờ đợi những nghiên cứu sâu hơn để có được bức tranh rõ ràng hơn về vấn đề này, nhưng cho đến khi đó bạn có thể dạy con mình về tác hại của việc này mỗi lần chúng phàn nàn về việc đi ngủ sớm.
Và đó chính là những lý do quan trọng khiến trẻ em nên ưu tiên ngủ sớm: việc thiếu ngủ liên quan đến chứng béo phì và rối loạn cảm xúc trong cuộc sống nhiều hơn các bậc phụ huynh thường nghĩ.
"Nghiên cứu chiều dài của điểm cuối nhiễm sắc thể có thể hứa hẹn cho những hiểu biết về sự khác biệt của việc phát triển và duy trì sức khoẻ của trẻ nhỏ", các nhà nghiên cứu kết luận.
Toàn bộ nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Nhi khoa.
Theo Bích Trâm/Khám Phá

>> xem thêm

Bình luận(0)