Những người lần đầu tiên làm cha mẹ thường hay lo lắng khi con mình ở giai đoạn một tuổi không hề biết bò mà lại bắt đầu tập đứng và chập chững tập đi. Nhiều cha mẹ khác lại cảm thấy vui sướng khi bỗng thấy con mình học đi và không quan tâm đến việc bé có biết bò hay không mà cho rằng bé biết đi càng sớm càng tốt. Chỉ sau khi nhận thấy điều gì đó không bình thường ở con mình so với các trẻ khác ở trường mầm non như con không học được các âm tiết, không biết đọc hay đánh vần, cha mẹ mới đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa. Nhiều cha mẹ bị sốc khi biết rằng việc khó học của con mình, bao gồm cả tình trạng khó đọc và khó viết, thực ra có liên quan đến việc trẻ không tập bòCác bác sĩ trị liệu có kinh nghiệm giải thích rằng việc bé tập bò so le – kết hợp tay phải với chân trái rồi đến chân phải với tay trái – đã giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp song song. Hoạt động bò này còn giúp phần lưng trên của trẻ khỏe hơn và phát triển các cơ cần thiết cho các cử động của cổ và cơ thể. Trẻ biết bò còn có nhiều cơ hội khám phá môi trường xung quanh hơn và tăng cường khả năng học hỏi của trẻ. Tại các bệnh viện, các chuyên gia đã nghiên cứu những trẻ chậm phát triển như trẻ có vấn đề về phối hợp, trẻ khó viết hay khó nhìn và nhận thấy tuy không kém thông minh hơn những đứa trẻ khác, trẻ chậm phát triển thường học kém hơn và tất cả đều có liên quan đến việc trẻ “trốn” bò. Cha mẹ thường sợ trẻ nằm sấp sẽ có nguy cơ nghẹt thở hoặc tử vong nên hay đặt con nằm ngửa. Nhưng “khi thiếu thời gian lẫy lật, trẻ không có cơ hội để bật lại sức nặng cơ thể và không tập bò” – một bác sĩ cho biết và khuyên cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ lật sấp hoặc nằm sấp ít nhất 10 phút mỗi ngày, kể cả đối với trẻ sơ sinh và tăng dần thời gian. Lưu ý chỉ nên thực hiện điều này khi trẻ nằm trong sự giám sát của cha mẹ và không cho trẻ tập nằm sấp khi đang ngủ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu trẻ không thích bò vì vẫn có những đứa trẻ phát triển bình thường mà chưa hề biết bò. Thực tế nhiều trẻ thích di chuyển bằng cách ngồi và lê mông trên sàn hơn là bò rồi sau đó biết đứng và đi luôn. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ các mốc phát triển của trẻ. Nếu trẻ không đi đúng các bước phát triển học bò và học đứng đi ở giai đoạn từ 8 tháng đến 1 tuổi, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để xác định các vấn đề về dây thần kinh bé có thể đang mắc phải.
Những người lần đầu tiên làm cha mẹ thường hay lo lắng khi con mình ở giai đoạn một tuổi không hề biết bò mà lại bắt đầu tập đứng và chập chững tập đi. Nhiều cha mẹ khác lại cảm thấy vui sướng khi bỗng thấy con mình học đi và không quan tâm đến việc bé có biết bò hay không mà cho rằng bé biết đi càng sớm càng tốt.
Chỉ sau khi nhận thấy điều gì đó không bình thường ở con mình so với các trẻ khác ở trường mầm non như con không học được các âm tiết, không biết đọc hay đánh vần, cha mẹ mới đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa. Nhiều cha mẹ bị sốc khi biết rằng việc khó học của con mình, bao gồm cả tình trạng khó đọc và khó viết, thực ra có liên quan đến việc trẻ không tập bò
Các bác sĩ trị liệu có kinh nghiệm giải thích rằng việc bé tập bò so le – kết hợp tay phải với chân trái rồi đến chân phải với tay trái – đã giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp song song. Hoạt động bò này còn giúp phần lưng trên của trẻ khỏe hơn và phát triển các cơ cần thiết cho các cử động của cổ và cơ thể. Trẻ biết bò còn có nhiều cơ hội khám phá môi trường xung quanh hơn và tăng cường khả năng học hỏi của trẻ.
Tại các bệnh viện, các chuyên gia đã nghiên cứu những trẻ chậm phát triển như trẻ có vấn đề về phối hợp, trẻ khó viết hay khó nhìn và nhận thấy tuy không kém thông minh hơn những đứa trẻ khác, trẻ chậm phát triển thường học kém hơn và tất cả đều có liên quan đến việc trẻ “trốn” bò.
Cha mẹ thường sợ trẻ nằm sấp sẽ có nguy cơ nghẹt thở hoặc tử vong nên hay đặt con nằm ngửa. Nhưng “khi thiếu thời gian lẫy lật, trẻ không có cơ hội để bật lại sức nặng cơ thể và không tập bò” – một bác sĩ cho biết và khuyên cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ lật sấp hoặc nằm sấp ít nhất 10 phút mỗi ngày, kể cả đối với trẻ sơ sinh và tăng dần thời gian. Lưu ý chỉ nên thực hiện điều này khi trẻ nằm trong sự giám sát của cha mẹ và không cho trẻ tập nằm sấp khi đang ngủ.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu trẻ không thích bò vì vẫn có những đứa trẻ phát triển bình thường mà chưa hề biết bò. Thực tế nhiều trẻ thích di chuyển bằng cách ngồi và lê mông trên sàn hơn là bò rồi sau đó biết đứng và đi luôn.
Do vậy, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ các mốc phát triển của trẻ. Nếu trẻ không đi đúng các bước phát triển học bò và học đứng đi ở giai đoạn từ 8 tháng đến 1 tuổi, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để xác định các vấn đề về dây thần kinh bé có thể đang mắc phải.