Các em bé được coi là bị chân vòng kiềng khi ở tư thế đứng, hai mắt cá chân chạm vào nhau, ngón chân hướng về phía trước nhưng hai đầu gối không chạm nhau. Đôi khi hình dạng này không rõ ràng lắm hoặc biến mất nhanh chóng. Ở nhiều bé, hình dạng này lại rất dễ thấy, nhất là khi bé bước đi. Vậy điều này là bình thường hay nghiêm trọng? Chân bé bị cong là điều hết sức bình thường và dễ hiểu. Khi mới sinh ra, các bé sơ sinh có xu hướng luôn gập chân lại về phía trong. Đây thực ra là hình dáng đôi chân của bé khi còn nằm trong bụng mẹ. Vài ngày đầu tiên sau khi sinh, chân em bé còn có thể dễ dàng gấp lại thành hình quả bóng nhỏ vì lúc này xương bé rất mềm. Phải mất vài tuần em bé mới có thể quen với việc duỗi thẳng chân ra. Lúc này, xương vẫn rất mềm nhưng đôi chân vẫn tiếp tục phát triển và thẳng dần Kể cả khi không bị vòng kiềng, khi bé bước đi hai chân vẫn có thể cong. Lý do là vì khi tập đi, bé rất thận trọng với những bước chân của mình. Hơn nữa, trẻ cần giữ thăng bằng nên hay cong đầu gối lại để đỡ phần thân trên. Ở điểm này, cha mẹ không nên lo lắng. Điều này là hoàn toàn bình thường. Vậy khi nào cha mẹ nên thực sự quan tâm đến hiện tượng chân vòng kiềng của bé? Nếu thấy hai chân bé cong không đều nhau, hai chân cong quá hoặc chân càng ngày càng cong, bé có vẻ đau khi cố gắng bước đi hoặc thậm chí không muốn tập đi, cha mẹ mới thực sự nên lo lắng. Hiện tượng cong chân sẽ kéo dài trong vài tháng sau khi bé tập đi.Càng lớn, chân bé càng thẳng và bước đi vững vàng hơn. Khung xương chân sẽ khỏe hơn và dài ra. Đối với nhiều trẻ, việc này chỉ kéo dài vài tháng. Ở nhiều trẻ khác hiện tượng này có thể kéo dài hơn tới một năm hoặc lâu hơn nữa. Chỉ khi nào bé có thể bước đi bình thường và không có vẻ đau đớn, lúc đó mọi chuyện đều ổn. Sẽ thế nào nếu mọi chuyện diễn ra theo chiều ngược lại – một vấn đề mà các bác sĩ gọi là tật vẹo đầu gối, nghĩa là hai đầu gối vẫn chạm vào nhau khi bé đi hoặc chạy nhưng phần chân dưới lại chĩa sang hai bên. Tật này thường gặp ở trẻ từ 3-6 tuổi nhưng cũng giống như hiện tượng vòng kiềng, tật này sẽ hết khi bé lớn. Thường thì hiện tượng chân vòng kiềng sẽ biến mất khi trẻ 3 tuổi. Trước đó nếu nghi ngờ hoặc sau thời điểm này chân bé vẫn vòng kiềng, cha mẹ hãy đưa bé đ khám bác sĩ. Thà thừa còn hơn phải hối tiếc về sau này. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra máu của bé, và có thể chụp x-quan đôi chân của bé. Nếu chân bé bị cong do thiếu vitamin, bác sĩ sẽ kê cho bé các loại vitamin bổ sung để xương chắc khỏe hơn. Biện pháp chụp x-quang là nhằm phát hiện ra bệnh Blount – rối loạn phát triển xương ống chân. Trong vài trường hợp, tật chân vòng kiềng vẫn tiếp tục kéo dài hoặc trở nên xấu hơn khi bé đã 2 tuổi. Nếu điều này xảy ra, bé có thể phải đeo các loại vòng hoặc nẹp chân để giữ cho chân thẳng. Mặc dù hiếm nhưng cũng có những trường hợp phải phẫu thuật. Điều cha mẹ cần ghi nhớ là nếu sau độ tuổi 2-3 tuổi, chân bé vẫn bị tật, bé khó có thể phát triển cao lớn. Trong trường hợp này, sự chần chừ của cha mẹ sẽ dẫn đến bé bị viêm khớp hoặc các vấn đề khác về đầu gối, hông hoặc khớp.
Các em bé được coi là bị chân vòng kiềng khi ở tư thế đứng, hai mắt cá chân chạm vào nhau, ngón chân hướng về phía trước nhưng hai đầu gối không chạm nhau. Đôi khi hình dạng này không rõ ràng lắm hoặc biến mất nhanh chóng. Ở nhiều bé, hình dạng này lại rất dễ thấy, nhất là khi bé bước đi. Vậy điều này là bình thường hay nghiêm trọng?
Chân bé bị cong là điều hết sức bình thường và dễ hiểu. Khi mới sinh ra, các bé sơ sinh có xu hướng luôn gập chân lại về phía trong. Đây thực ra là hình dáng đôi chân của bé khi còn nằm trong bụng mẹ. Vài ngày đầu tiên sau khi sinh, chân em bé còn có thể dễ dàng gấp lại thành hình quả bóng nhỏ vì lúc này xương bé rất mềm. Phải mất vài tuần em bé mới có thể quen với việc duỗi thẳng chân ra. Lúc này, xương vẫn rất mềm nhưng đôi chân vẫn tiếp tục phát triển và thẳng dần
Kể cả khi không bị vòng kiềng, khi bé bước đi hai chân vẫn có thể cong. Lý do là vì khi tập đi, bé rất thận trọng với những bước chân của mình. Hơn nữa, trẻ cần giữ thăng bằng nên hay cong đầu gối lại để đỡ phần thân trên. Ở điểm này, cha mẹ không nên lo lắng. Điều này là hoàn toàn bình thường.
Vậy khi nào cha mẹ nên thực sự quan tâm đến hiện tượng chân vòng kiềng của bé? Nếu thấy hai chân bé cong không đều nhau, hai chân cong quá hoặc chân càng ngày càng cong, bé có vẻ đau khi cố gắng bước đi hoặc thậm chí không muốn tập đi, cha mẹ mới thực sự nên lo lắng.
Hiện tượng cong chân sẽ kéo dài trong vài tháng sau khi bé tập đi.Càng lớn, chân bé càng thẳng và bước đi vững vàng hơn. Khung xương chân sẽ khỏe hơn và dài ra. Đối với nhiều trẻ, việc này chỉ kéo dài vài tháng. Ở nhiều trẻ khác hiện tượng này có thể kéo dài hơn tới một năm hoặc lâu hơn nữa. Chỉ khi nào bé có thể bước đi bình thường và không có vẻ đau đớn, lúc đó mọi chuyện đều ổn.
Sẽ thế nào nếu mọi chuyện diễn ra theo chiều ngược lại – một vấn đề mà các bác sĩ gọi là tật vẹo đầu gối, nghĩa là hai đầu gối vẫn chạm vào nhau khi bé đi hoặc chạy nhưng phần chân dưới lại chĩa sang hai bên. Tật này thường gặp ở trẻ từ 3-6 tuổi nhưng cũng giống như hiện tượng vòng kiềng, tật này sẽ hết khi bé lớn.
Thường thì hiện tượng chân vòng kiềng sẽ biến mất khi trẻ 3 tuổi. Trước đó nếu nghi ngờ hoặc sau thời điểm này chân bé vẫn vòng kiềng, cha mẹ hãy đưa bé đ khám bác sĩ. Thà thừa còn hơn phải hối tiếc về sau này.
Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra máu của bé, và có thể chụp x-quan đôi chân của bé. Nếu chân bé bị cong do thiếu vitamin, bác sĩ sẽ kê cho bé các loại vitamin bổ sung để xương chắc khỏe hơn. Biện pháp chụp x-quang là nhằm phát hiện ra bệnh Blount – rối loạn phát triển xương ống chân.
Trong vài trường hợp, tật chân vòng kiềng vẫn tiếp tục kéo dài hoặc trở nên xấu hơn khi bé đã 2 tuổi. Nếu điều này xảy ra, bé có thể phải đeo các loại vòng hoặc nẹp chân để giữ cho chân thẳng. Mặc dù hiếm nhưng cũng có những trường hợp phải phẫu thuật. Điều cha mẹ cần ghi nhớ là nếu sau độ tuổi 2-3 tuổi, chân bé vẫn bị tật, bé khó có thể phát triển cao lớn. Trong trường hợp này, sự chần chừ của cha mẹ sẽ dẫn đến bé bị viêm khớp hoặc các vấn đề khác về đầu gối, hông hoặc khớp.